Đều là những mãnh tướng uy phong lẫm liệt thời Tam Quốc nhưng cũng có lúc Lữ Bố, Mã Siêu hay Quan Vũ, Hoàng Trung bị 3 kẻ vô danh này đánh bại.
Tam Quốc là thời kỳ binh đ.a.o thiết mã, thiên hạ l.o.ạ.n lạc, dân chúng lầm than, nhưng cũng là lúc thời thế sinh anh hùng, mưu sĩ mãnh tướng lần lượt xuất hiện.
Để nói về những danh tướng thời Tam Quốc, nhân gian có câu: “Nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vĩ, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi”. Đây là câu nói tổng kết, đánh giá khả năng võ thuật của các anh hùng hào kiệt trong Tam Quốc.
Như Lữ Bố võ lực cao cường, ɢɪếᴛ Đổng Trác, công phá Trương Yến, đánh bại Viên Thuật, giao chiến nhiều trận với Tào Tháo. Hay như Quan Vũ, ᴄʜéᴍ Nhan Lương, bắt sống Vu Cầm, ɢɪếᴛ Bàng Đức, uy trấn Hoa Hùng. Còn Mã Siêu, suýt ɢɪếᴛ được Tào Tháo, thay ngựa đấu Hứa Chử, ngày đêm chiến Trương Phi, phò trợ Lưu Bị thành lập Thục Hán, chiến công hiển hách.
Tuy nhiên, tài năng đến vậy nhưng có lúc họ cũng bị đánh bại bởi 3 vị tướng vô danh này.
Vô danh tiểu tướng đánh bại Lữ Bố
Lữ Bố (150 – 200), tự Phụng Tiên, là một viên tướng nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Do có công ᴅɪệᴛ ᴛʀừ gian thần Đổng Trác, ông được Hán Hiến Đế phong tước Ôn hầu, nên còn được gọi là Lã Ôn hầu, ban giả tiết, nghi trượng ngang hàng Tam công.
Lữ Bố với Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thổ được đánh giá là vô địch đương thời. Vậy mà Lữ Bố từng phải tháo chạy trước một vô danh tiêu tướng tên là Lý Tiến.
Lữ Bố vô địch thiên hạ nhưng từng bại trận trước một tiểu tướng vô danh
Lý Tiến tự Tiến Tiên, là người huyện Thừa Thị quận Tề Dương Duyễn Châu thời cuối Đông Hán. Công Nguyên năm 194, Lữ Bố giao chiến hàng trăm ngày với Tào Tháo, phải chạy đến huyện Thừa Thị ᴄướᴘ bóc vì thiếu lương thực thì bị Lý Tiến ngăn cản phải bỏ chạy.
Trong “Tam Quốc Chí-Ngụy Thư-Vũ Đế Ký” ghi rằng: “Thái Tổ đích thân cầm quân, lệnh quân chuẩn bị đầy đủ lương thảo quân bị, cùng Bố tương thủ trăm ngày đêm. Sâu bọ bùng phát, Lương thảo của Bố cạn kiệt. Mùa thu tháng 9, Thái Tổ ở lại Quyên Thành, Bố đến Thừa Thị, bị người ở huyện là Lý Tiến công phá, chạy về Sơn Dương.
Lý Tiến có thể đánh bại Lữ Bố, không thể không làm người khác khâm phục, đích thực là một anh hùng trong dân gian.
Diêm Hành suýt ɢɪếᴛ Mã Siêu
Diêm Hành tự là Ngạn Minh sau lấy tên là Diêm Diễm là một viên võ tướng ở Tây Lương và sau đó phục vụ cho Tào Tháo trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc. Nhờ có công giúp Tào Tháo ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ Hàn Toại bình định Lương Châu mà được trọng dụng. Việc này được ghi lại trong “Tam Quốc Chí-Ngụy Thư-Trương Ký truyện”.
Mã Siêu từng bị Diêm Hành kề mâu sát cổ suýt mất mạng
Diêm Hành thời niên thiếu cũng có một chút tiếng tăm, là một tiểu tướng đi theo Hàn Toại. Khi Hàn Toại và Mã Đằng xảy ra xung đột, Diêm Hành đã dùng mâu kích đấu với Mã Siêu, mâu bị gãy, Diêm tiếp tục dùng mảnh mâu gãy tấn công vào cổ Siêu, chút nữa khiến Siêu mất mạng.
Mã Siêu là nhân vật như nào thì nhiều người đã quá quen thuộc, thuộc hàng Ngũ Hổ thượng tướng của Thục Hán, đánh ngang ngửa với Hứa Chử và Trương Phi. Vậy mà Diêm Hành suýt chút nữa lấy được mạng Mã Siêu, không thể không công nhận sự dũng của Diêm Hành.
Mã Trung mai phục Quan Vũ, một tên bắn trúng Hoàng Trung
Mã Trung là một viên tướng không mấy nổi danh, phục vụ cho nhà Đông Ngô thời Tam quốc ở Trung Quốc.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Mã Trung là bộ tướng của Phan Chương. Khi thua trận Tương Dương – Phàn Thành, Quan Vũ chạy đến Mạch Thành, Quan Vũ đã bị Mã Trung bắt được và dâng cho Tôn Quyền.
Mạch Thành, Quan Vũ đã bị Mã Trung bắt được và dâng cho Tôn Quyền.
Mặc dù vị tướng này không sở hữu võ thuật cao cường, nhưng ông lại là người trực tiếp khiến Quan Vũ mất mạng.
Đây cũng là lý do khiến viên tướng không mấy xuất chúng này được xếp ở vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng những nhân vật có khả năng đánh bại Võ Thánh Quan Vũ, tờ Phượng Hoàng (Ifeng) đánh giá.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Mã Trung được phác họa là người bắn ᴄʜếᴛ tướng Hoàng Trung của Thục Hán, khi đại quân Thục do Lưu Bị thống lĩnh sang chinh phạt Đông Ngô.
Mã Trung được lệnh phục kích sẵn từ trước, đợi khi quân Hoàng Trung chạy đến từ bất ngờ từ trên sườn núi đánh xuống. Mã Trung bắn một phát trúng ngay vào giữa vai khiến Hoàng Trung suýt ngã ngựa. Hoàng Trung khi đó tuổi đã già, sức khỏe yếu nên bị trúng tên và qua đời không lâu sau đó.
Một viên tướng Tư Mã nhỏ bé có thể bắt sống và bắn ᴄʜếᴛ hai trong số Ngũ Hổ tướng đủ để chứng tỏ Mã Trung hoàn toàn không đơn giản.