Dù tài năng xuất chúng trong thời Tam Quốc nhưng mưu sĩ và võ tướng này lại chọn cho mình cách ở ẩn, đến hết đời cũng không xuất sơn, để rồi bị lu mờ giữa thời đại l.o.ạ.n thế anh hùng.

Khán giả yêu thích Tam Quốc đều biết đến cuộc đấu tranh giữa ba nước Ngụy – Thục – Ngô với tài “văn thao võ lược” giữa các mưu sĩ và võ tướng.

Ai ai cũng nhớ đến Tào Tháo dựa vào mưa trí của Tuân Úc, Quách Gia, Cổ Hử cùng với hàng ngàn võ tướng như Hạ Hầu Uyên, Trương Liêu, Trương Hợp để đối đầu với Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân của Thục Hán, đồng thời còn có tài trí của Chu Du, Lỗ Túc, Lục Tốn chỉ huy những mãnh tướng Lăng Thống, Cam Ninh, Chu Hằng của Đông Ngô.

Tuy nhiên vào thời kỳ ấy còn có 2 nhân vật dù xuất hiện mờ nhạt nhưng tài năng của họ đều thuộc vào hàng bậc thầy mà không phải vị quân chủ nào cũng có được. Không phải họ giấu tài mà chẳng qua họ chọn cách ở ẩn giữa thời l.o.ạ.n thế. Đó là ai?

Thuỷ Kính tiên sinh Tư Mã Huy

Tư Mã Huy tự Đức Tháo, hiệu Thủy Kính, còn gọi là “Thủy Kính tiên sinh”, người Dĩnh Xuyên, không rõ năm sinh năm mất, là một nhân vật lịch sử cuối thời Đông Hán. Tương truyền ông là danh sĩ có tài kinh bang tế thế, kiến thức hơn người.

Vào những năm cuối thời Đông Hán, Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy được biết tới là một trong những danh sĩ nổi danh bậc nhất thời bấy giờ. Cũng bởi vậy mà không ít con cháu xuất thân từ danh gia vọng tộc thời bấy giờ đều tới chỗ ông để xin học.

Thế nhưng Tư Mã Huy lúc sinh thời thu nhận học trò vốn không xem trọng xuất thân mà chỉ chú trọng thiên phú.

Thủy Kinh tiên sinh Tư Mã Huy

Ông từng rất muốn báo ơn quốc gia, nhưng nhìn thấy Hoàng đế ngày đêm hoan lạc tửu sắc, đại thần tranh quyền đoạt lợi, vì vậy Thủy Kính tiên sinh mới từ bỏ ý niệm làm quan, trở về Kinh Châu mở một lớp học. Mục đích không chỉ là truyền thụ tư tưởng trị quốc và tài năng của bản thân, mà còn để đào tạo một thế hệ kiệt xuất mới có thể giải cứu triều đại Đông Hán.

Ngoài Ngọa Long Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống, lứa học trò kiệt xuất của ông còn rất nhiều cái tên nổi tiếng khác như Từ Thứ, Thôi Châu Bình hay Thạch Quảng Nguyên.

Từ Thứ chính là người khiến Lưu Bị hiểu được tầm quan trọng của một quân sư trong quân đội, là người giúp Lưu Bị có những chiến thắng và giành được địa bàn đầu tiên trong sự nghiệp. Từ Thứ sau vì bất đắc dĩ mà đầu quân cho Tào Tháo, tuy không giúp Tào đánh Lưu Bị nhưng là người đào tạo ra thiếu niên thiên tài Tào Sung. Sau khi Tào Sung ᴄʜếᴛ yểu, Từ Thứ trở thành một thành viên của quân Tây Lương, chính vì sự tồn tài của Từ Thứ mà tộc Hung Nô và tộc Khương không dám vượt biên.

Cùng với Từ Thứ, Thôi Châu Bình và Thạch Quảng Nguyên là những người bạn thân từ nhỏ của Gia Cát Lượng. Thôi Châu Bình không tham gia vào thế sự nhưng không vì thế mà tài năng của ông bị đánh giá thấp. Ông thích ngao du tự tại, kết giao và cùng đàm đạo với các anh hùng trong thiên hạ. Khi Lưu Bị “Tam cố thảo lư” đã có dịp thỉnh giáo Thôi Châu Bính, ông cũng đã có ý thăm dò Lưu Bị nhưng chỉ tiếc Lưu Bị lúc đó một lòng hướng về Gia Cát Lượng.

Còn Thạch Quảng Nguyên thì sớm đã ra sức giúp Tào Tháo, tài năng của ông sớm được trọng dụng và thăng tiến đến chức Thứ sử Thanh Châu.

Phượng Sồ Bàng Thống và Ngọa Long Gia Cát Lượng là hai đệ tử xuất sắc nhất của Thủy Kinh tiên sinh.

Trên thực tế, bản thân Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy cũng vô cùng coi trọng Tào Tháo, không chỉ bởi vì nhân vật này sở hữu xuất thân danh môn mà còn bởi ông đã đạt được những thành công vô cùng đáng nể.

Tư Mã Ý vốn là họ hàng của Tư Mã Huy, do đó việc ông tiến cử người trong họ tới cho một vị quân chủ đầy tiềm năng như Tào Tháo cũng là điều dễ hiểu.

Bởi nếu Tư Mã Ý gây dựng được chỗ đứng trong tập đoàn chính trị này, ông hoàn toàn có thể chăm lo và tạo dựng tiền đồ cho những người trong gia tộc. Đó chính là một bước đi an toàn mang đầy tính đảm bảo mà ai cũng nên toan tính cho dòng họ của mình trong thời đại l.o.ạ.n thế khi ấy.

Quyết định này cũng nói lên một điều rằng: Rất có thể một danh sĩ có tầm nhìn như Tư Mã Huy từ sớm đã biết Lưu Bị có thể tạo nên nghiệp lớn, nhưng cuối cùng vẫn không thể đấu lại Tào Tháo.

Thiết nghĩ có thể đào tạo ra một thế hệ toàn những văn thần mưu sĩ quái kiệt như vậy, đủ để chứng minh sự uyên bác của Thủy Kính tiên sinh như thế nào. Chỉ tiếc ông một đời an phận giảng đạo, sau cũng ung dung nhắm mắt tại chính giảng đường của mình.

Thương pháp đại sư Đồng Uyên

Thương pháp đại sư Đồng Uyên

Nhân vật còn lại là Thương pháp đại sư Đồng Uyên, ông là tướng lĩnh nhà Quý Hán và Tây Tấn thời Tam Quốc. Miêu tả về Đồng Uyên trong Tam Quốc khá ít nhưng nếu điều tra kỹ về lai lịch của ông thì có thể biết đó không phải là chuyện đùa. Đồng Uyên là một danh gia võ thuật, trong Tam Quốc có danh hiệu “Đệ nhất thương vương”.

Thời trẻ ông đã bắt đầu ngao du ɢɪᴀɴɢ ʜồ hành hiệp trượng nghĩa. Có lần Đồng Uyên đặt chân đến Tịnh Châu, nhìn thấy quân Hung Nô ᴄướᴘ bóc dân Hán, ông đơn thương độc mã xông vào giữa đại quân Hung Nô, ɢɪếᴛ thủ lĩnh của chúng.

Những tướng lĩnh khác thấy vậy liền xông lên tấn công Đổng Uyên nhưng bị ông vung thương lần lượt đᴏạᴛ ᴍạɴɢ từng tên một, khiến quân Hung Nô hoảng s.ợ tháo chạy. Cũng sau sự kiện này, Đổng Uyên nghĩ rằng sức lực con người có hạn, cần thêm nhiều người như ông mới đủ để bảo vệ bá tánh. Ông quyết đi tìm những đứa trẻ có tư chất thiên phú và truyền dạy cho chúng tinh hoa võ nghệ cả đời của ông.

Đại đệ tử của ông là Bắc Địa thương vương Trương Tú. Sau khi xuất sư, Trương Tú trở về quê nhà Tây Lương gia nhập quân đội báo quốc. Võ nghệ cao cường lại gan dạ trung nghĩa, Trương Tú được tướng lĩnh cao cấp quân Tây Lương là Trương Tế nhận làm nghĩa tử. Sau khi Trương Tế ᴄʜếᴛ, Trương Tú kế thừa quân đội, từng ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ con trưởng Tào Ngang và ái tướng Điển Vị của Tào Tháo tại Uyển Thành, Tào Tháo suýt chút nữa cũng bỏ mạng tại đây.

Triệu Vân là một trong 3 đệ tử chân truyền của Thương pháp đại sư Đổng Uyên.

Đệ tử thứ hai của Đổng Uyên là Trương Nhậm, được coi là đệ nhất đại tướng Xuyên Thục, sau khi xuất sư thì được Lưu Chương chiêu mộ, chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt được vị trí cấp cao trong quân đội. Khi Lưu Bị công đánh Thành Đô đã gặp không ít khó khăn với Trương Nhậm, đến Phượng Sồ Bàng Thống cũng m.ấ.t mạng tại trận chiến này. Sau khi Lưu Chương đầu hàng, Trương Nhậm cũng tự vẫn để làm chọn chữ “nghĩa”.

Đệ tử thứ 3 của Đổng Uyên là một nhân vật rất quen thuộc, Thường Sơn Triệu Tử Long hay còn gọi là Triệu Vân. Sự tích về Triệu Vân có lẽ không cần phải giới thiệu vì quá nổi tiếng. Sau khi Triệu Vân xuất sư không lâu thì Đổng Uyên cũng qua đời ở trên núi.