Đây là hai nhân vật giỏi giấu mình nhất thời kì Tam Quốc. Trước “ẩn thân” bao nhiêu, sau họ “trỗi dậy” mạnh mẽ bấy nhiêu.
Lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều nhân vật là người tài nhưng lại giả ngốc như: Lưu Bị giả ngốc, Tư Mã Ý giả ngơ, Vĩnh Lạc giả bệnh,… Những nhân vật này đều thông qua ngụy trang để che giấu đi tham vọng và mục tiêu chính trị của mình, nhờ sự ngụy trang này giúp họ lẩn tránh được kẻ th.ù chính trị hay thoát khỏi được những nguy cơ tiềm ẩn.
Lưu Bị và Tư Mã Ý là hai nhân vật giỏi giấu mình nhất thời kì Tam Quốc. Trước “ẩn thân” bao nhiêu, sau họ “trỗi dậy” mạnh mẽ bấy nhiêu.
Lưu Bị – Đằng sau nhân nghĩa
Người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa có lẽ không ai không biết cụm từ “ủng Lưu ph.ả.n Tào”. Bốn chữ đó song hành cùng tác phẩm suốt nhiều năm, khiến bao thế hệ độc giả tin rằng tác giả La Quán Trung thiên vị phe Thục và tung hô Thục chủ Lưu Bị đến tận trời.
Theo dòng chảy của thời gian cùng sự tiến bộ trong nhận thức, hầu như những ca ngợi sách vở mà tác giả Tam Quốc Diễn Nghĩa cố tình đắp lên mặt Lưu Bị cũng dần dần bị bôi xóa, không chỉ bằng một số hành động “binh bất yếm trá” của ông ta được kể rõ ràng ngay trong tác phẩm, mà còn bởi: ᴋẻ ᴄướᴘ đấᴛ ɢɪếᴛ người tranh thiên hạ, sao có thể gọi là nhân nghĩa?
Nếu không nhân nghĩa, Lưu Bị còn khả năng gì? Hay chỉ là một kẻ văn dốt võ nát, dùng nước mắt lập nghiệp như người đời vẫn nói? Đại tướng không sợ trời đất như Quan Vũ – Trương Phi lý nào lại hết mực tôn sùng một kẻ nhu nhược vô năng? Hiền tài ngạo thị quần hùng như Ngọa Long – Phụng Sồ, lý nào lại cam tâm phò tá một kẻ chỉ biết chạy và khóc?
Khúc mắc đó sẽ mãi không có lời giải, con người thật của Lưu Bị vẫn sẽ chìm trong bóng tối, nếu không có bộ sử kí Tam Quốc Chí. Không còn những thêu dệt, không còn những “tung hô”, không còn những chấm phá ảo diệu để tạo nên một nhân vật tiểu thuyết đầy nhân nghĩa, Lưu Bị của Tam Quốc Chí mới chân chính là kẻ kiêu hùng đội trời đạp đất, khiến đối thủ mạnh nhất của mình cũng phải bật ra lời khen ngợi: “Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có Lưu Bị và Tào Tháo mà thôi”.
Vậy rốt cuộc, Lưu Bị là người thế nào? Tính cách, tài năng ông ta ra sao, để có thể từ hai bàn tay trắng mà chia ba thiên hạ, từ một gã đan giày dệt chiếu trở thành bá chủ một phương?
Lưu Bị chắc mọi người đều đã rõ, xuất thân Hán thất, nhưng vẫn có thể bảo toàn được tính mạng trong thời loạn thế đó là bởi đi nương nhờ Công Tôn Toản, Đào Khiêm, Tào Tháo, Viên Thiệu và Lưu Biểu.
Giai đoạn ly kỳ nhất là khi còn dưới trướng của Tào Tháo, Tào Tháo và các mưu sỹ vì nhìn ra tham vọng của Lưu Bị mà ngày ngày giám sát Bị. Trong trích đoạn “Uống ʀượᴜ luận anh hùng”, Lưu Bị bất lực chỉ có thể ngày ngày tưới nước thưởng hoa để khiến tào Tháo lơ là, có thể thấy cái “sợ” của Lưu Bị ở đây là để đổi lấy cơ hội.
Tư Mã Ý – Hồ đồ 1 chút mới là khôn ngoan, biết ít một chút mới là thông tuệ
Kiểu người nào có thể “đứng vững gót chân”, phát triển ổn định lâu dài nhất trong xã hội? Câu trả lời chính là: Một người biết hồ đồ khi cần.
Càng hiểu hơn về cách xã hội vận hành xung quanh, chúng ta càng phát hiện ra rằng, phần lớn những người hay tỏ vẻ sắc sảo lõi đời lại rất khó đạt tới độ cao vượt trội, thậm chí dần dần đánh mất chính mình trong sự thất bại.
Rất nhiều trường hợp, họ nhìn như hồ đồ nhưng thực ra khôn khéo vô cùng. Người ta thường nói “Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt”, hành vi của họ càng tầm thường, thái độ càng đưa đẩy thì càng chứng tỏ năng lực phán đoán tình thế tinh tường. Chỉ có người thực sự khôn ngoan mới hiểu được đâu là thời điểm “ra tay”, đâu lại là thời điểm nên “lấy tĩnh chế động”, “lấy bất biến ứng vạn biến”.
Tào Tháo vốn hay đã nghi, ông luôn cảnh giác với người xuất thân từ dòng tộc Tư Mã này. Tào Tháo sớm đã nhận ra Tư Mã Ý có chí anh hào, “nội kị nhi ngoại khoan, xai kị đa quyền biến”, (ý muốn nói Tư Mã Ý trong lòng đố kị nhưng ngoài mặt lại luôn tỏ ra khoan dung với mọi người, hay nghi ngờ nhưng đủ linh hoạt để đương đầu với những thay đổi).
Tào Tháo luôn lo lắng rằng Tư Mã Ý sẽ làm ảnh hưởng đến nghiệp xưng bá của mình, vì vậy trong hoàn cảnh đó, Tư Mã Ý luôn rất khiêm tốn, thận trọng, nhiều lần giả bệnh để qua mắt Tào Tháo.
Tào Tháo tấn công Viên Thiệu, trước khi xuất chinh hỏi Tuân Úc về Tào Tháo, câu trả lời của Tuân Úc chỉ vỏn vẹn bốn từ: “Nước lặng chảy sâu”. Ý muốn nói nếu chỉ nhìn mặt nước bình lặng, sẽ không thể biết nước sâu đến mức nào, một người trông có vẻ trầm tĩnh, thật ra ẩn giấu bên trong là một biển trí tuệ, nói vui là “tẩm ngẩm tầm ngầm mà đánh ᴄʜếᴛ voi”, đối với Tuân Úc, Tư Mã Ý chính là một người như vậy.
Lại nói đến “Không thành kế” nổi tiếng, vào thời điểm đó, khi Nhai Đình thất thủ, Tư Mã Ý dẫn quân tấn công, “sợ” có mai phục nên lui binh, người đời ca ngợi Gia Cát Lượng dụng kế như thần, “Không thành kế” thành công dọa được Tư Mã Ý một phen, nhưng người đời lại không biết rằng đây là cái “sợ” đầy khôn ngoan của Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý dẫn theo mấy chục vạn quân, đối mặt với vài tên lính còn sót lại của Gia Cát Lượng, dù công thành có làm tổn thất hơn một nửa binh lính thì vẫn có thể ᴛʀᴜʏ sáᴛ được Gia Cát Lượng, cái khoản này có tính thế nào thì Tư Mã Ý cũng sẽ không lo bị thiệt, nhưng Ý lại quá thông minh, Ý biết rằng nếu Gia Cát Lượng ᴄʜếᴛ, vậy thì Tào Tháo nhất định sẽ không dung nạp mình nữa, vì vậy “sợ” mà tha cho Gia Cát Lượng thực ra cũng là đang tha cho chính mình.
Luôn nhẫn nhịn, chịu đựng bị sỉ nh.ụ.c, “sợ” đến cuối cùng, đến khi Tào Tháo vì đau đầu qua đời, Gia Cát Lượng ra đi quá mệt mỏi, thì lúc này, Tư Mã Ý mới trỗi dậy. Nhân lúc thiên tử Tào Phương và tướng Tào Sảng tổ chức nghi lễ bái tế đã phát động “sự biến lăng Cao Bình”, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ đại tướng quân Tào Sảng, một lần nữa lên nắm quyền, trở thành người kết thúc thời kỳ l.o.ạ.n thế Tam Quốc và là người đặt nền móng cho nhà Tấn sau này.
Có thể thấy rằng, sự khôn ngoan của Tư Mã Ý nằm ở chỗ kiên nhẫn, biết nhún nhường, biết giấu tài để tìm kiếm cơ hội thích hợp nhất cho mình. Sự hồ đồ của ông không phải nhát gan, không phải nhượng bộ đến độ đánh mất nguyên tắc, mà là sự rộng rãi của người hiểu thấu đại cục, biết phân nặng nhẹ, không màng thị phi.
Kết luận: Phàm những người làm việc lớn đều là những người giữ được thái độ bình tĩnh, ứng biến bình thản, thận trọng trước mọi biến thiên của đời sống. Trước mọi tác động khách quan, luôn giữ cho mình tâm thái ung dung, giống như nước sâu dưới lòng biển lớn.
Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong. Làm người cũng như thế, gặp phải chuyện lo lắng, việc khó khăn thì đều phải bảo trì một tâm thái bình tĩnh và tường hòa.