Đây không chỉ là trận đánh tiêu tốn lực lượng mà còn là trận đánh huyền thoại. Một trận mở ra thời kỳ Tam Quốc, một trận đặt dấu chấm hết cho thời kỳ này.

Là người hâm mộ của Tam Quốc ắt hẳn ai cũng ấn tượng với những trận đ.ánh hoành tráng, hào hùng như Đồng Quan, Hổ Lao Quan, Quan Độ, Xích Bích, Di Lăng. Tất cả đã đi vào sử sách, cả về quy mô, mưu trí cũng như sự dũng cảm phi thường của nhiều vị tướng huyền thoại một thời.

Quan Độ, Xích Bích và Di Lăng là ba trận đại chiến quan trọng nhất trong lịch sử Tam Quốc. Ở trận Quan Độ, Tào Thào lấy yếu thắng mạnh, đ.ánh bại Viên Thiệu; Ở trận Xích Bích, liên quân Tôn Quyền – Lưu Bị đ.ánh bại Tào Tháo; Ở trận Di Lăng, Tôn Quyền đ.ánh bại Lưu Bị.

Mỗi trận chiến đều có quy mô hoành tráng vô cùng. Đáng chú ý, khi nghiên cứu ba trận đ.ánh lớn này, giới phân tích đã tìm thấy một điểm chung thú vị, đó là Viên Thiệu, Tào Tháo và Lưu Bị – bên thua cuộc của mỗi trận đ.ánh – đều đối mặt sự phân rã nội bộ trước mỗi cuộc chiến.

Dưới đây chính là 2 trận đ.ánh tiêu biểu, một mở ra thời kỳ Tam Quốc, một đặt dấu chấm hết cho thời kỳ này.

Đại chiến Xích Bích – Liên minh Tôn Lưu đại phá quân Tào

Trận Xích Bích là một trận đ.ánh cực lớn cuối thời Đông Hán, có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Với lực lượng khổng lồ – 83 vạn quân (gần tương đương 1 triệu quân), Tào Tháo khí thế vang trời kéo xuống phía Nam với mục đích bình định thiên hạ.

Tam Quốc Chí – Trình Dục truyện kể rằng: “Tào Tháo đ.ánh Kinh Châu, Lưu Bị bị đ.ánh bại nên dựa vào Tôn Quyền. Các mưu sĩ của Tào Tháo cho rằng, Tôn Quyền nhất định sẽ ɢɪếᴛ Lưu Bị nhưng Trình Dục lại không cho như vậy. Ông cho rằng: “Tôn Quyền nắm quyền kiểm soát Giang Đông chưa lâu và chưa nhận được sự nể s.ợ của các chư hầu khác.

Tào quân lại vô địch thiên hạ, trước vừa đ.ánh bại Viên Thiêu, nay lại giành được Kinh Châu, uy chấn Giang Nam. Mặc dù Tôn Quyền mưu lược nhưng sẽ không thể trụ vững một mình. Trong khi, Lưu Bị có nhiều tướng tài như Quan Vũ, Trương Phi nên Tôn Quyền sẽ liên minh với Lưu Bị để đối phó Tào Tháo.

Ảnh mang tính minh họa, nguồn: Internet

Tuy nhiên, sau đó, Lưu – Tôn chắc chắn sẽ nảy sinh cục diện đối đầu Lúc đó, ngay cả khi Tôn Quyền muốn ɢɪếᴛ Lưu Bị thì cũng khó thành hiện thực”.

Tam Quốc chí – Giả Hủ truyện lại kể: “Vào năm Kiến An thứ 13, Tào Tháo sau khi đ.ánh chiếm Kinh Châu, muốn xuống Giang Đông ᴛấɴ ᴄôɴɢ Tôn Quyền. Giả Hủ liền can: “Chúa công vừa đ.ánh bại Viên Thiệu, nay lại thu phục Kim Châu, uy danh lừng lẫy, quân đội lớn mạnh.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, nên khen thưởng binh sĩ, vỗ về bách tính, để họ yên ổn, vui vẻ sinh sống và sản xuất. Nếu như vậy, không cần vất vả động binh cũng có thể khiến Tôn Quyền quy phục”.

Có thể thấy, Trình Dục và Giả Hủ đều phản đối Tào Tháo động binh, giao chiến với Tôn Quyền.

Về mặt Đông Ngô, Chu Du được sự trợ giúp của Phượng Sồ tiên sinh (Bàng Thống) sang l.ừa Tào Tháo buộc các chiến thuyền lại với nhau cho dễ sử dụng như trên bộ, thuận lợi cho quân phương Bắc vốn ưa đồng bằng, nhưng thực tế là với mục đích khác.

Sau đó, Chu Du và tướng Hoàng Cái dựng nên vở kịch trá hàng, diễn trước mặt 2 tên ᴘʜảɴ ɢɪáɴ mà Tào Tháo cài cắm ở Đông Ngô, cuối cùng l.ừa được Tào Tháo vào tròng, tin rằng Hoàng Cái sắp đầu hàng Nguỵ.

Sau tất cả các kế sách vẽ ra đều rất chu toàn, kỹ lưỡng, lúc này Chu Du muốn đ.ánh h.ỏa công nhưng mùa đông chỉ có gió Tây Bắc thổi ngược về phía quân Ngô mà không có gió Đông Nam thổi về phía quân Tào nên lo lắng thành bệnh.

Sau đó, Khổng Minh xin đi cầu gió Đông, và bảo Chu Du hãy truyền xây ngay một đài thất tinh ở chân núi Nam Bình, ông sẽ cầu gió luôn ba ngày ba đêm, nào ngờ đúng là có thật, quân Hoàng Cái đúng thời điểm đó tới trá hàng quân Tào, khi áp sát liên hoàn chiến thuyền của Tào Tháo thì bất ngờ ᴄʜâᴍ ʟửᴀ ᴘʜóɴɢ ʜỏᴀ đốᴛ với sự yểm trợ của quân trên bờ, đốt sạch quân Tào với hơn 8000 chiến thuyền chỉ trong một đêm, m.áu nhuộm Trường Giang…

Quân Ngô đại thắng quân Ngụy. Quân Tào thua to bỏ chạy thục mạng. Tào Tháo may mắn thoát ᴄʜếᴛ trong lúc bỏ chạy thì liên tục gặp các danh tướng như Triệu Tử Long, Trương Phi, Quan Vân Trường. May nhờ nghĩa xưa mà Vân Trường tha Tào Tháo, nếu không Tháo đã phải bỏ mạng dưới lưỡi Thanh Long Đao của ông rồi. Tình cảnh quân Tào thê thảm không sao kể xiết.

Theo giới phân tích, trong các trận đ.ánh bại Lữu Bố, Viên Thiệu, Trương Tú, Mã Siêu v.v.. trước đó đều có thể thấy phía Tào Tháo trên dưới một lòng nhưng trong trận Xích Bích, ông lại mâu thuẫn quan điểm với các mưu sĩ dẫn đến cái kết bại trận ở Xích Bích.

Trận Di Lăng – Lưu Bị khởi đại binh ᴛʀả ᴛʜù cho 2 nghĩa đệ

Trong Tam Quốc Chí, trận Di Lăng có thể nói là một bước ngoặt lịch sử quan trọng dẫn đến sự thất bại của liên minh Ngô-Thục, đồng thời cũng là tiền đề để nhà Ngụy có thể thống nhất Trung Nguyên sau này.

Công nguyên năm 219, Quan Vũ sơ suất đánh mất Kinh Châu, bị Tôn Quyền sáᴛ ʜạɪ. Công Nguyên năm 220, Tào Phi phế Hán Hiến Đế, Đông Hán ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ, đặt dấu chấm hết cho 423 năm giang sơn.

Trước khi trận Di Lăng diễn ra, 2 trong 5 hổ tướng của Thục Hán gồm Quan Vũ và Hoàng Trung đều đã qua đời, Mã Siêu lâm bệnh nên khó điều binh, Trương Phi tuy ủng hộ Lưu Bị vô điều kiện nhưng sau này trên đường xuất binh lại bị cấp dưới sáᴛ ʜạɪ, cho nên mãnh tướng duy nhất Lưu Bị trông cậy chỉ còn lại Triệu Vân.

Nhưng đến cả Gia Cát Lượng và Triệu Vân cũng khuyên Lưu Bị không nên, nhưng Lưu Bị nhất quyết không nghe, phải đ.ánh Ngô cho bằng được.

Ngoài ra, về chiến thuật ᴛấɴ ᴄôɴɢ Đông Ngô, Lưu Bị lại không thống nhất quan điểm với một tướng khác là Hoàng Quyền. Theo đó, trước khi Lưu Bị xuất quân từ Tỷ Quy, Hoàng Quyền lên tiếng cho rằng: “Họ Ngô dũng mãnh thiện chiến trong khi thủy quân của ta xuôi theo thượng lưu xuống hạ lưu, tiến dễ khó lùi. Xin bệ hạ cho thần dẫn quân tiên phong, phát động ᴛấɴ ᴄôɴɢ kẻ đ.ịch, bệ hạ nên chỉ huy phía sau”.

Nhưng Lưu bị không nghe lời khuyên can của Hoàng Quyền, trái lại còn cách chức, lệnh cho Hoàng Quyền canh giữ phía Bắc, thống lĩnh quân Giang Bắc đề phòng quân Tào Ngụy đ.ánh xuống, còn tự mình đích thân chỉ huy các tướng như Phùng Tập và đại quân xuôi dòng tiến đánh Di Lăng.

Kết quả sau đó, đại quân của Lưu Bị đại bại trước đội quân của Tôn Quyền. Còn sự nghiệp của Lưu Bị, sau khi bị mất Kinh Châu và đại bại trận Chi Lăng, cũng xem như rơi xuống đáy vực, nguyên khí trọng thương.

Lưu Bị thua to, tìm đường chạy thoát, bị quân Lục Tốn truy kích rất sát phía sau. May nhờ thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng, ông đã sớm biết cái kết của Lưu Bị trong trận này nên đã bố trí thạch trận để cắt đuổi quân Ngô, và để dạy cho viên đại tướng trẻ tuổi Lục Tốn một bài học, từ đó bảo toàn tính mạng của Lưu Bị.

Lưu Bị rút về thành Bạch Đế, còn lại chỉ 100 quân nhưng may vẫn giữ được tính mạng nhờ tài tiên liệu như thần của Gia Cát Lượng.

Lời bàn

Trong trận Xích Bích cho thấy, chỉ có liên minh với nhau, đồng cam cộng khổ, cùng chung một chí hướng thì mới tạo ra kỳ tích, chiến thắng kẻ th.ù dẫu hùng mạnh đến đâu. Còn trong trận Di Lăng, chỉ vì một phút nóng giận, mà cái thế “liên minh” ấy lại bị phá tan, tạo điều kiện thuận lợi để kẻ đ.ịch “ngư ông đắc lợi”.

Trong lịch sử Trung Quốc, không chỉ Tào Tháo và Lưu Bị thất bại do bất đồng nội bộ, ngoài ra rất nhiều trường hợp thất bại khác, một phần cũng vì phân rã nội bộ. Cho nên, muốn thành công trong sự nghiệp, tất phải xem trọng và tăng cường đoàn kết nội bộ. Âu cũng là những bài học đắt giá.