Gia Cát Lượng một đời sợ nhất ba người, trong đó người đầu tiên thông minh hơn ông, hai người còn lại khiến truyền kì về ông bị thay đổi.
Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông).
Ông là vị tướng kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, không những thế ông còn là một vị tiên tri vô cùng vĩ đại. Nhắc đến ông là nhắc đến một cao nhân “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
Thế nhưng Gia Cát Lượng suy cho cùng cũng chỉ là một con người, không phải Thánh nhân, cũng có những người khiến ông phải sợ ʜãɪ.
Gia Cát Lượng một đời s.ợ nhất ba người, trong đó người đầu tiên thông minh hơn ông, hai người còn lại khiến truyền kì về ông bị thay đổi.
Gia Cát Lượng.
Pháp Chính
Pháp Chính (176 – 220), tự Hiếu Trực, người huyện Mi, Thiểm Tây ngày nay, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của thế lực quân phiệt Lưu Bị thời Tam Quốc.
Ban đầu, Pháp Chính là thủ hạ của Lưu Chương – quân ph.iệt Tây Xuyên. Sau này, khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu thần cho Bị, được bị rất tín nhiệm và kính trọng.
Pháp Chính từng cùng Lưu Bị tham gia trận chiến Hán Trung, đưa ra kế sách, giúp Lưu Bị đ.ánh bại được mãnh tướng Hạ Hầu Uyên của Tào Tháo.
Sau đó, Pháp Chính trong lúc Lưu Bị công chiếm Ích Châu và Hán Trung lập không ít đại công, giúp uy thế của Lưu Bị không ngừng lớn mạnh.
Pháp Chính đóng góp công lao rất lớn giúp uy thế của Lưu Bị ngày càng lớn mạnh
Vì vậy mà sau khi Lưu Bị chiếm được Thành Đô liền phong cho Pháp Chính làm Thái thú Thục Quận, Dương Uy tướng quân, còn Gia Cát Lượng chỉ được một Quân sư tướng quân, có thể thấy mức độ trọng thị của Lưu Bị đối với Pháp Chính cao hơn Gia Cát Lượng.
Trên thực tế, Gia Cát Khổng Minh cũng rất khâm phục tài năng hiếm có trên lĩnh vực quân sự của Pháp Chính.
Giai đoạn ch.iến tr.anh trước khi Lưu Bị qua đời, nhóm Pháp Chính, Bàng Thống được đánh giá cao hơn Gia Cát Lượng, một phần cũng do bọn họ xuất hiện nhiều hơn trên lĩnh vực quân sự, trong khi Gia Cát Lượng quản lý hậu phương.
Tiếc rằng Pháp Chính tài hoa hơn người nhưng lại qua đời vào năm thứ hai sau khi Lưu Bị xưng Hán Trung Vương.
Tào Chân
Tào Chân (? -231), biểu tự Tử Đan là thân thích họ hàng xa của Tào Tháo, và là một vị tướng của triều đình Tào Ngụy trong thời Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc. Ông có công rất lớn trong việc đẩy lùi hai cuộc Bắc ph.ạt đầu tiên của Gia Cát Lượng vào năm 228. Con của ông là Tào Sảng, một đại thần thời Ngụy Phế Đế Tào Phương.
Ông phục vụ cho Tào Tháo và hai vị vua đầu tiên của nước Ngụy là Tào Phi và Tào Duệ. Tào Chân là một vị tướng giỏi và có những chiến công rất hiển hách.
Lúc Tào Tháo đ.ánh Viên Thuật, Tào Tháo đích thân dẫn một số người đi thăm dò tình hình quân đ.ịch nhưng bị Viên Thuật phát hiện và bị đại quân của Thuật ᴛʀᴜʏ sáᴛ.
Trong tình thế cấp bách, Tần Thiệu đã đoạt lấy mũ sắt của Tào Tháo dẫn một số binh lính dụ quân địch đuổi theo, dùng ᴛíɴʜ ᴍạɴɢ của bản thân đổi lấy ᴍạɴɢ sống cho Tào Tháo.
Chính vì thế sau này Tào Tháo đã nhận nuôi con trai của Tần Thiệu và đổi tên thành Tào Chân.
Tào Chân là người đã đ.ánh bại Gia Cát Lượng trong lần Bắc ph.ạt thứ nhất
Tào Tháo đối xử với Tào Chân như chính con đẻ của mình, Tào Chân cũng hết mực chung thành với Tào Tháo. Tào Chân với sự dũng mãnh của mình đã trở thành một đại tướng của Ngụy Quốc, đồng thời nhiều lần dẫn quân ɢɪᴀᴏ ᴄʜɪếɴ với Gia Cát Lượng.
Vào mùa xuân năm 228, Gia Cát Lượng phát động chiến dịch đầu tiên của một loạt các chiến dịch quân sự ᴛấɴ ᴄôɴɢ vào nước Ngụy. Gia Cát Lượng dẫn quân Thục ᴛấɴ ᴄôɴɢ Kỳ Sơn, đồng thời, Gia Cát Lượng ra lệnh cho Triệu Vân và Đặng Chi dẫn một đội quân đến Ky Cốc và giả vờ như đang chuẩn bị ᴛấɴ ᴄôɴɢ My Huyện để khiến quân Ngụy bị phân tâm và không để ý đến Kỳ Sơn nữa.
Lần lượt ba quận của nước Ngụy là Nam An và Thiên Thủy cùng An Định đều ngay lập tức dâng thành đầu hàng quân Thục.
Khi triều đình nước Ngụy nhận được tin báo từ biên ải, Tào Duệ đã ra lệnh cho Tào Chân dẫn quân ch.ống lại cuộc xâᴍ ʟượᴄ. Tại Ky Cốc, Tào Chân dễ dàng đ.ánh bại Triệu Vân và Đặng Chi, những người đã được giao nhiệm vụ dẫn quân già yếu làm nghi binh để đánh lạc hướng quân Ngụy. (Quân chủ lực của Thục do Gia Cát Lượng chỉ huy thì tập trung ᴛấɴ ᴄôɴɢ Kỳ Sơn). Trong khi đó, một tướng Ngụy khác là Trương Cáp đem quân ᴛấɴ ᴄôɴɢ và đ.ánh bại Mã Tắc trong Trận Nhai Đình.
Vào khoảng thời gian đó, Dương Điều ở quận An Định tập hợp được một số người, đã bắt một số quan địa phương làm ᴄᴏɴ ᴛɪɴ và chiếm được phủ thu thuế. Khi Tào Chân đem quân tái ch.iếm quận An Định, Dương Điều tự tr.ói mình rồi ra hàng.
Gia Cát Lượng và quân Thục lui quân sau khi biết tin Mã Tắc đã bại trận. Quân Ngụy dưới sự chỉ huy của Tào Chân và Trương Cáp đã tận dụng cơ hội này để dập tắt các cuộc ɴổɪ ʟᴏạɴ ở ba quận và lập lại trật tự.
Hác Chiêu
Hác Chiêu (176- 229), tự Bá Đạo, là tướng lĩnh Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Từ nhỏ ông đã tòng quân, đồng thời bằng sự liều lĩnh của bản thân mà lập được vô số chiến công.
Hác Chiêu cũng không phải là một vị tướng tầm thường. Trước khi trấn thủ Trần Thương, ông từng làm tướng trấn giữ quận Hà Tây hơn chục năm, nhiều lần bình định các cuộc ɴổɪ ʟᴏạɴ của Điển Diễn, Hoàng Hoa hay Trương Tiến.
Hác Chiêu là một người rất có tiếng tăm ở vùng này nhưng do địa phận cách khá xa Trung Nguyên, nên đương thời ít ai biết tới. Nói cách khác, Hác Chiêu là tướng từng kinh qua hàng trăm trận ch.iến, dày dạn kinh nghiệm, nên việc có thể tùy cơ ứng biến với đấu pháp của Gia Cát Lượng hoàn toàn không có gì lạ.
Cuối năm 228, trong bối cảnh Đại đô đốc Đông Ngô là Lục Tốn ɢɪᴀᴏ ᴛʀᴀɴʜ Đại tư mã Tào Hưu của Tào Ngụy ở Thạch Bình, Thừa tướng Thục Hán là Gia Cát Lượng thừa cơ tổ chức cuộc Bắc ph.ạt lần thứ hai, tiền về hướng Trần Thương.
Sau đó Tư Mã Ý tiến cử Hác Chiêu trấn thủ Trần Thương, phòng thủ ngăn ch.ặn Thục Hán.
Không phụ sự kỳ vọng, Hác Chiêu từng chỉ với hơn ngàn quân phòng ngự, có thể đối kháng với đại quân Thục Quốc có số lượng gấp 10 lần. Cuối cùng vẫn có thể trụ vững thành công, khiến Gia Cát Lượng thất bại, h.oảng hốt rút quân.