Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý đều là những nhân tài hiếm có thời Tam Quốc, từng là trụ cột chèo lái hai tập đoàn chính trị nổi danh lúc bấy giờ. Tuy nhiên trận chiến lừng lẫy của Tư Mã Ý không phải là đấu với Gia Cát Lượng mà chính là người này.
Trong những cuộc chiến gay cấn giữa Tào Ngụy và Thục Hán, không thế không nhắc đến hai vị quân sư là Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng.
Hai người được coi là kỳ phùng địch thủ, đấu với nhau suốt mười mấy năm trời mà chưa phân thắng bại cũng bởi Gia Cát Lượng cứ “công” còn Tư Mã Ý lại chọn “thủ” nên khó lòng mà có được cuộc chiến vang dội giữa hai người này.
Phải chăng Tư Mã Ý bất tài và chỉ là “con rùa rụt cổ” trước Gia Cát Lượng như vậy thật? Đương nhiên là không, nếu Tư Mã Ý chỉ đúng như những gì chúng ta nhìn thấy bởi vẻ bên ngoài thì đã không xứng là đối thủ của Gia Cát Lượng, khiến cho Thừa tướng nước Thục bao năm lao tâm khổ tứ.
Bước ngoặt và chính biến
Tư Mã Ý từng phò tá cho bốn đời vua Tào Nguỵ, từ Tào Tháo đến Tào Phi, Tào Duệ, Tào Phương nhưng mãi cho đến đời thứ 3 của Tào Ngụy thì Tư Mã Ý mới bắt đầu nắm được binh quyền thực sự của vương triều. Hơn nữa, trận chiến làm nên tên tuổi của Tư Mã Ý lại không phải là vì quyết chiến sinh t.ử với Gia Cát Lượng mà chỉ bởi ɢɪ.ế.ᴛ ᴍộᴛ ɴɢườɪ.
ᴄáɪ ᴄʜ.ế.ᴛ của Quan Vũ có liên quan rất lớn đến hai người, một là Lưu Phong, hai là Mạnh Đạt. Đương lúc Quan Vũ dẫn binh bao vây Tương Phàn (Tương Dương và Phàn Thành), muốn tập kích Tào Tháo, nhất cử lưỡng đoạt, thống trị Kinh Châu. Quan Vũ binh lực không đủ, nhiều lần yêu cầu Lưu Phong, Mạnh Đạt mang quân chi viện mà cả hai người đều không xuất binh chi viện.
Lúc này Quan Vũ chỉ có thể điều toàn bộ quân phòng vệ từ Kinh Châu vây kích Tương Phàn. Đại tướng Lã Mông của Tôn Quyền, do thám được tình hình nên dẫn quân đ.ộ.ᴛ ᴋíᴄʜ Kinh Châu, chiếm quyền kiểm soát. Tào Tháo cũng dẫn binh cứu viện Tương Phàn khiến cho Quan Vũ tiến thoái lưỡng nan, bại trận chạy về Ích Châu, giữa đường bị quân Lã Mông ɢɪ.ế.ᴛ ᴄʜ.ế.ᴛ.
Quan Vũ ᴄʜ.ế.ᴛ, Lưu Bị truy cứu trách nhiệm của Lưu Phong và Mạnh Đạt. Lưu Phong cuối cùng bị Hán Trung vương ᴄʜ.ặ.ᴛ đ.ầ.ᴜ xử ᴛộɪ, Mạnh Đạt sợ tội thống lĩnh hơn 4000 binh sĩ đầu quân cho Tào Ngụy. Mạnh Đạt lại cùng với Hạ Hầu Đôn đoạt lãnh địa cuối cùng của Lưu Bị tại Kinh Châu là Thượng Dung, thế lực của Lưu Bị tổn thất nặng đành rút khỏi Kinh Châu.
Mạnh Đạt có công, được Tào Phi xem trọng, đem Phòng Lăng, Thượng Dung, Tây Thành hợp làm một gọi là Tân Thành giao Mạnh Đạt làm Tán kỵ thường thị, Kiến võ tướng quân, Bình Dương đình hầu, lĩnh chức thái thú Tân Thành, ra giữ ở Tương Dương, Phàn Thành.
Mạnh Đạt đầu quân cho Tào Ngụy cũng là phường vô lại, một là Quan Vũ ᴄʜ.ế.ᴛ, Mạnh Đạt không tránh khỏi bị tội, hai là phía Tào Ngụy có bạn hữu thân thuộc là Hạ Hầu Đôn. Nhưng rồi Hạ Hầu Đôn và người luôn quan tâm chiếu cố mình là Nguỵ Văn Đế, Tào Phi lần lượt ǫᴜᴀ đờɪ, tâm can của Mạnh Đạt bắt đầu không yên.
Xem thêm: Chê Gia Cát Lượng học hành không tới đâu, Lãng sư huynh phải nhận cái kết đắng
Tư Mã Ý nhận định Mạnh Đạt là ᴋẻ x.ả.ᴏ ᴛʀ.á, lựa gió đẩy thuyền, không thể đáng tin, kiến nghị Tào Duệ thu hồi Mạnh Đạt. Tào Duệ không nghe, vẫn để cho Mạnh Đạt giữ chức Thái Thú Tân Thành. Ngược lại, Mạnh Đạt lại lo sợ Tào Duệ đố kỵ mình nên đã âm thầm bồi dưỡng thế lực của mình tại Tân Thành.
Phòng ngừa chính biến, Mạnh Đạt liên kết Đông Ngô, thông sứ Thục Hán nhằm chiếm lấy Trung Nguyên. Gia Cát Lượng thảo á.c Mạnh Đạt, ph.ản phúc bất thường, e rằng sẽ nguy hại cho Thục Hán nên bày mưu dẫn dụ để Mạnh Đạt quy thuận Thục Hán đồng thời phái kẻ th.ù của Mạnh Đạt đi đến Tào Ngụy mật báo Mạnh Đạt muốn ph.ản.
Mạnh Đạt sợ hãi, muốn dấy binh tạo ph.ản, Tư Mã Ý liền viết thư an ủi, nói Mạnh Đạt là trọng thần của Tào Ngụy, được tiên đế Tào Phi coi trọng giao phó trọng trách kháng Thục. Triều đình sẽ không tin kế ly gián của Gia Cát Lượng. Tiếp đó nhân lúc Mạnh Đạt còn ngập ngừng, Tư Mã Ý âm thầm vạch ra mưu kế thảo phạt Mạnh Đạt.
Hành quân nghìn dặm trói Mạnh Đạt
Mạnh Đạt cho rằng Tào Ngụy còn tin tưởng mình nên do dự không quyết, viết thư cho Gia Cát Lượng nói: “Từ Uyển Thành đến Lạc Dương 800 dặm, đến chỗ ta là 1200 dặm, tin ta khởi sự nếu truyền đến Lạc Dương là 2000 dặm, đi về cũng phải 1 tháng”.
Gia Cát Lượng nhận định Mạnh Đạt nhất định có cân nhắc, nên hãy cứ quan sát từ xa trước sau mới động thủ. Tư Mã Ý ngược lại cho rằng trong lúc Mạnh Đạt còn do dự nên tranh thủ thời cơ ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ nên tốc hành đưa đại quân ngày đêm hai tuyến trong 8 ngày đến Thượng Dung.
Mạnh Đạt viết thư cho Gia Cát Lượng, khi thư còn chưa đến tay Gia Cát Lượng thì bị quân của Tư Mã Ý bắt được. Tư Mã Ý mở thư ra xem, giật mình nói: “Người giỏi trong đời, kiến thức giống nhau thực! Việc cơ mật của ta, Gia Cát Lượng đã biết rồi. May mà thiên tử hồng phúc, bắt được tin này, thì Mạnh Đạt không làm trò gì được nữa”. Liền giục giã quân sĩ bất kể đêm ngày tiến quân đến đánh Mạnh Đạt.
Lại nói về Mạnh Đạt ở Thượng Dung, 3 mặt áp sông, Mạnh Đạt cho quân cố thủ phòng vệ, Tư Mã Ý cho quân phá vỡ phòng vệ, lại chia quân thành 8 lộ công thành, liên tiếp đánh trong 16 ngày đêm. Một hôm, Mạnh Đạt lên mặt thành đứng trông, thấy quân Ngụy đông như kiến cỏ, vây kín bốn mặt, Mạnh Đạt đứng ngồi không yên, sợ hãi không biết nghĩ thế nào.
Bỗng thấy hai đạo quân từ ngoài thành kéo đến, cờ hiệu đề rõ Thân Đam, Thân Nghi. Mạnh Đạt tưởng họ đến cứu mình, vội vàng dẫn quân mở tung cửa thành kéo ra, ngờ đâu nghe tiếng Đam, Nghi quát lên rằng: “ᴘʜảɴ ᴛặᴄ chớ chạy, mau mau chịu ᴄʜ.ế.ᴛ đi!”.
Mạnh Đạt thấy việc có biến, quay ngựa trở vào nhưng bỗng trên thành có tên b.ắ.n xuống loạn xạ. Lý Phụ, Đặng Hiền ở trên thành hô lớn: “Bọn ta đã dâng nộp thành trì rồi!”. Mạnh Đạt nghe xong tìm đường tháo chạy, bị Thân Đam đuổi theo, đâᴍ ᴄʜᴏ ᴍộᴛ ɴʜáᴛ ɢɪáᴏ ɴɢã xuống ngựa, Đam liền ᴄʜặᴛ ʟấʏ đầᴜ, còn quân sĩ đều xin hàng hết.
Trận chiến Tư Mã Ý thảo phạt Mạnh Đạt, hay còn gọi là trận chiến Tân Thành, là trận chiến sớm nhất mà Tư Mã Ý dụng mưu, đây cũng là trận chiến làm lên tên tuổi của ông. Tư Mã Ý trước tiên ru ngủ đối phương sau đó tốc hành đem quân ngày đêm thẳng đến mục tiêu. Lộ trình đáng lẽ nửa tháng nhưng ông lại dùng có 8 ngày để đến, lấy yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương không kịp trở tay, từ đó vang danh Tam Quốc.
Sau trận chiến này, Tư Mã Ý bắt đầu có thêm nhiều cơ hội thống lĩnh ba quân. Sau khi Tào Chân ᴄʜ.ế.ᴛ , Tư Mã Ý lãnh đạo quân đội Tào Ngụy, ba lần kháng lại quân đội Gia Cát Lượng, viễn chinh Liêu Đông bình định Công Tôn Uyên, trở thành trụ cột Tào Ngụy.
Sau bao năm chinh chiến, tích góp kinh nghiệm, khởi sự chính biến, khống chế Tào Sảng để cháu là Tư Mã Viêm thay nhà Ngụy xưng đế.