Một câu nói của Lưu Bị đã từng gây tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc khi “thác cô” Lưu Thiện cho Khổng Minh đó là “nếu bất tài, tiên sinh hãy tự phế đi” mà đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa chắc hẳn đã quá quen thuộc với độc giả, là một cuốn tiểu thuyết lịch sử kể về cuộc chiến giữa ba nước Ngụy – Thục – Ngô, trong đó xuất phát điểm của Lưu Bị được cho là thấp nhất so với Tào Tháo và Tôn Quyền.
Lưu Bị, hay còn gọi là Hán Chiêu Liệt Đế, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Dù còn có ý kiến nghi ngờ, Lưu Bị được sử sách ghi nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Xuất thân nhà nghèo, ông phải tự lao động kiếm sống thời trẻ nhưng chưa bao giờ thiếu động lực và tham vọng.
Lưu Bị được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng với Hán Cao Tổ Lưu Bang – “Không ham đọc sách, thích chó ngựa, âm nhạc, y phục đẹp… ít nói, đối đãi tốt với hạ nhân, hỷ nộ không lộ ra ngoài”.
Nhờ sự kiên trì theo đuổi sự nghiệp, cuối cùng Lưu Bị cũng xây dựng thành công đế quốc Thục Hán.
Thời điểm lên ngôi, Lưu Bị đã 61 tuổi, lớn hơn Lưu Bang lúc đăng cơ 6 tuổi. Lưu Bang khởi binh năm 47 tuổi, mất 7 năm để thành đại nghiệp. Lưu Bị “xuất thế” năm 23 tuổi, mất tới 38 năm để ngồi lên ngai vàng Thục Hán.
Lưu Bị là nhân vật điển hình của mô hình “tay trắng khởi nghiệp”, và điều duy nhất ông vượt trội so với Lưu Bang chính là sự trọng vọng hiền tài. Cũng vì lẽ đó, mối quan hệ giữa Lưu Bị và Khổng Minh luôn được nhận định là “điển phạm của quan hệ quân thần”.
Sử liệu Trung Quốc ghi nhận, đến nay cũng chỉ có Lưu Bị và Gia Cát Lượng mới đạt được đến mức độ thân cận “như cá với nước”. Mặc dù vậy, giữa Bị và Khổng Minh vẫn luôn tồn tại những khúc mắc khó tháo gỡ.
Nếu Lượng cũng theo Lưu Bị xuất sư thì có thể cục diện Tam Quốc đã chuyển biến lớn, bởi Lưu Bị nổi danh là “thường bại tướng quân”. Tháng 2/223, Lưu Bị triệu gấp Khổng Minh tới Vĩnh An. Tháng 4 cùng năm, Bị đem con trai phó thác cho Gia Cát Lượng, gọi là “thác cô”. “Thác cô” là hiện tượng ch.ính tr.ị quan trọng mà lịch sử cổ đại Trung Quốc không thể tránh khỏi, thường phát sinh trong những tình huống như vua mất sớm, tân vương còn nhỏ.
Một câu nói của Lưu Bị đã từng gây tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc khi “thác cô” Lưu Thiện cho Khổng Minh đó là “nếu bất tài, tiên sinh hãy tự phế đi”.
Thứ nhất có quan điểm cho rằng Lưu Bị “nói lời thật lòng”. Tác giả Trần Thọ của “Tam Quốc Chí” cũng tán thành với nhận định này. Trần Thọ đã từng bình luận trong “Tam Quốc Chí – Tiên chủ truyện” rằng – “Đem quốc gia phó thác cho Gia Cát Lượng, không cần đắn đo”.
Quan điểm thứ hai là thuyết âm mưu. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Lưu Bị buộc phải “thác cô” cho Gia Cát Lượng, sống vẫn ôm lòng nghi kỵ, cho nên mới nói ra lời như vậy để buộc Lượng phải tỏ rõ lòng trung.
Thứ ba, cách nói “tự phế đi” không đồng nghĩa với “tự mình thay thế”. Luồng quan điểm này cho rằng, Lưu Bị muốn chỉ ra, nếu Lưu Thiện bất tài thì Khổng Minh có thể lựa chọn 1 trong 2 người con khác của Bị để lập làm vua.
Về phía Gia Cát Lượng, nhiều ý kiến cho rằng ông “thề nguyện tận trung” với Lưu Bị xuất phát từ lòng trung thành thực sự. Cho dù không có lời nói “ẩn ý” của Bị, tin rằng Khổng Minh vẫn sẽ “cúc cung tận tụy” phò trợ Lưu Thiện.
Nếu nói rằng lời của Lưu Bị nhằm tạo á.p l.ực lên Gia Cát Lượng, thì nhìn lại thực tế lịch sử, chỉ có thể nói rằng Khổng Minh đã hết sức nỗ lực để hoàn thành trọng nhiệm. Quả thực, một lời nói của Lưu Bị đã khiến người đọc Tam Quốc “lạc lối” suốt 2.000 năm qua.