Ẩn sau hành động gián tiếp để vuột mất cơ hội ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Tào Tháo lại là m.ưu sâu khó lường của Gia Cát Lượng.
Trong ba ‘ông chủ’ của ba tập đoàn ch.ính tr.ị mạnh nhất Tam Quốc (đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô), thực lực của Tào Tháo là mạnh nhất.
Tào Tháo là người giỏi m.ưu lược, biết nắm bắt thời cơ. Đó cũng là một phần nguyên nhân lý giải vì sao Tào Tháo có thể vươn lên trong những lúc khó khăn và từng bước xây dựng vững chắc nền móng cho nhà Tào Ngụy.
Trong thời gian đầu, Tào Tháo từng tham gia nhiều tr.ận ch.iến và giành được không ít thắng lợi. Tuy nhiên, sau khi th.ế l.ực của Lưu Bị nổi lên, muốn tạo thành thế chân vạc nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc, những cuộc đấu trí và lực trở nên vô cùng sôi nổi.
Tào Tháo là người đứng đầu th.ế l.ực mạnh nhất trong Tam Quốc thời kỳ đầu.
Đơn cử như trong trận Xích Bích (năm 208), liên minh Thục Hán và Đông Ngô đã giáng một đ.òn ch.í m.ạng cho Tào Tháo, làm gián đoạn giấc mộng thống nhất thiên hạ của vị quân chủ nhiều th.am vọng này.
Phe Thục Hán và Đông Ngô đã giành chiến thắng lẫy lừng trong trận chiến này. Đây cũng là trận chiến cho thấy tài năng vượt trội của Gia Cát Lượng trong vai trò là quân sư của Lưu Bị. Sau trận chiến này, ông tiếp tục phò tá, giúp Lưu Bị ch.iếm được Kinh Châu, Ích Châu và thành lập Thục Hán sau trận Hán Trung.
Sau khi Lưu Bị qua đời năm 223, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá Hậu chủ Lưu Thiện. Vị thừa tướng tài giỏi của Thục Hán thậm chí còn nhiều lần đem quân thực hiện Bắc ph.ạt. Tuy nhiên, vì sức cùng lực kiệt, ông qua đời tại gò Ngũ Trượng vào năm 234 trong khi chiến dịch Bắc ph.ạt còn dang dở và đại nghiệp thống nhất thiên hạ vẫn chưa thành.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sở dĩ Gia Cát Lượng không thể giúp Thục Hán hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ là vì một sai lầm trong quá khứ.
Đó là sau trận Xích Bích, đại quân của Tào Tháo bị quân của liên minh Lưu Bị và Tôn Quyền đ.ánh lui, nên buộc phải tháo chạy ở đường Hoa Dung. Đây vốn dĩ là cơ hội tốt để ɢɪếᴛ Tào Tháo, thế nhưng Quan Vũ khi đó lại tha ᴄʜếᴛ và để cho Tào Tháo rời đi.
Chạm trán ở đường Hoa Dung thực ra là kết quả từ sự sắp đặt cẩn thận của Gia Cát Lượng. Thế nhưng tại sao vị quân sư kỳ tài này lại gián tiếp để cho Quan Vũ tha ᴄʜếᴛ cho Tào Tháo, quyết định “thả hổ về rừng”?
Gia Cát Lượng luôn làm việc và tính toán hết sức kỹ lượng và cẩn trọng, vì sao lại ph.ạm phải sai lầm này?
Bấy giờ, Bàng Thống, một m.ưu sĩ tài giỏi của Lưu Bị, người được coi là không hề thua kém Gia Cát Lượng, đã đưa ra nguyên nhân lý giải. Hóa ra Gia Cát Lượng “giả vờ” làm sai. Thực chất, ẩn sau hành động gián tiếp để vuột mất cơ hội ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Tào Tháo lại là m.ưu sâu khó lường.
Vì sao Gia Cát Lượng tha ᴄʜếᴛ cho Tào Tháo?
Thứ nhất, nếu Gia Cát Lượng không ng.ầm tính toán để Quan Vũ tha ᴄʜếᴛ cho Tào Tháo, e rằng Lưu Bị sẽ không bao giờ ghi được dấu ấn cho riêng mình. Nhìn vào liên minh Tôn – Lưu cũng có thể thấy được điều này. Năm xưa, Thục Hán và Đông Ngô có mối quan hệ không mấy tốt đẹp, nhưng giờ họ có chung ᴋẻ ᴛʜù là Tào Ngụy. Do đó, việc hình thành liên minh giúp gia tăng sức mạnh để có thể đ.ánh b.ại ᴋẻ ᴛʜù.
Tuy nhiên, nếu Tào Tháo bị ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ, Tôn Quyền và Lưu Bị có thể sẽ lập tức tr.ở m.ặt với nhau. Nhưng điểm cần lưu ý là bấy giờ sức mạnh và th.ế l.ực của Lưu Bị còn quá yếu, không thể ch.ống lại Tôn Quyền. Do đó, về lâu dài, việc tha ᴄʜếᴛ và để Tào Tháo rời đi là điều tất yếu.
Thứ hai, xuất thân và vị thế của Tào Tháo quá mạnh. Nếu Thục Hán ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Tào Tháo vào lúc này, xem như giải quyết được một vấn đề nan giải, nhưng thực chất lại vô tình làm mất lòng đến tất cả các th.ế l.ực đứng sau Tào Tháo.
Trong khi thực lực của Lưu Bị không đủ mạnh, không tránh khỏi bị người khác bày m.ưu tính kế, dồn vào thế khó.
Vì vậy, việc để Tào Tháo rời đi là vì cục diện của Tam Quốc và cũng chính là một nước cờ đầy khôn ngoan của Gia Cát Lượng.
Bởi vì khi Tào Tháo bình an trở về phương Bắc, thì cũng đồng nghĩa với việc Đông Ngô và Tây Lương không thể mở rộng địa bàn. Lưu Bị cũng không phải chịu á.p l.ực từ phương Bắc và từ đó có thể tập trung toàn lực để ch.iếm Ích Châu. Đây là một phần trong “Long Trung đối sách” mà Gia Cát Lượng đã vạch ra cho Lưu Bị trên con đường xây dựng đại nghiệp.
Thứ ba, sự ‘mềm lòng’ của Quan Vũ
Quan Vũ chính là vị tướng mà Tào Tháo luôn muốn chiêu mộ.
Quan Vũ muốn báo đáp ân tình của Tào Tháo nên đã đồng ý tha ᴄʜếᴛ và thả Tào Tháo cùng tàn binh trở về. Năm xưa, khi Tào Tháo đ.ánh b.ại Lưu Bị ở Từ Châu, Lưu Bị bỏ chạy tới Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi thì trốn về Nhữ Nam, gia quyến của Lưu Bị đều bị b.ắt hết. Quan Vũ khi đó cũng buộc phải đầu h.àng Tào Tháo và theo về Hứa Xương.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Tào Tháo từng đích thân cúi người quỳ gối, tự tay buộc lại giày cho Quan Vũ trước mặt ba quân. Việc làm đầy bất ngờ của Tào Tháo khiến Quan Vũ vừa bối rồi, đồng thời vô cùng cảm động. Để chiêu mộ được Quan Vũ, Tào Tháo không những tặng bạc vàng mà ngay cả mỹ nữ và ʀượᴜ ngon cũng một lòng ban tặng cho mãnh tướng này.
Hơn nữa, trong thời gian đó, Tào Tháo đối đãi rất nồng hậu với Quan Vũ, thậm chí còn để ông trở về với Lưu Bị. Đó là lý do Quan Vũ tha ᴄʜếᴛ cho Tào Tháo một mạng sau cuộc gặp gỡ ở đường Hoa Dung.
Tuy nhiên, mọi thắc mắc chỉ dồn vào nguyên nhân vì sao Gia Cát Lượng lại lựa chọn Quan Vũ để đón ch.ặn Tào Tháo ở cửa ải cuối ở đường Hoa Dung?
Sở dĩ Gia Cát Lượng chọn Quan Vũ bởi vị tướng này nổi tiếng là người trung nghĩa. Vị quân sư nổi tiếng của Lưu Bị đã sớm nhìn ra đặc điểm nổi bật này của Quan Vũ.
Và việc cố tình sắp xếp Quan Vũ ch.ặn ở đường Hoa Dung hóa ra là có chủ đích và tính toán. ʟợɪ ᴅụɴɢ tư tưởng ‘có ân ắt phải báo đáp’ của Quan Vũ, Gia Cát Lượng gián tiếp thực hiện việc tha ᴄʜếᴛ cho Tào Tháo.
Bản thân Gia Cát Lượng không thể trực tiếp lộ liễu thả Tào Tháo ở trước mặt quân Đông ngô. Thay vào đó, ông ʟợɪ ᴅụɴɢ sự nghĩa khí của Quan Vũ để lên kế hoạch này.
Sau trận Xích Bích, dù không thể khiến Tào Tháo phải b.ỏ m.ạng nhưng cũng khiến vị quân chủ này phải sợ ʜãɪ và thậm chí là tổn thất nặng nề về lực lượng, gây khó khăn không nhỏ cho việc nam chinh.
Bàng Thống cũng sớm nhìn ra tính toán này của Gia Cát Lượng. Nước cờ cao tay của Gia Cát Lượng đã giúp củng cố mối quan hệ của liên minh Tôn – Lưu, đồng thời tạo ra thế chân vạc vững bền. Đây cũng là một bước nhảy quan trọng, từ đó giúp Lưu Bị có cơ hội củng cố lực lượng, tiếp tục thực hiện “Long Trung đối sách” và thành lập ra Thục Hán sau này.
Có thể thấy, m.ưu k.ế và nhãn quan ch.ính tr.ị nhạy bén của Gia Cát Lượng quả thực không phải người nào cũng có thể nhìn ra được.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu