Từ sự thất bại của nhà Thục Hán, con người trong xã hội hiện đại ngày nay có thể rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu.

So sánh Lưu BịGia Cát Lượng với nhau, hẳn là năng lực cá nhân của Gia Cát Lượng mạnh hơn, nhưng tại sao sau khi Lưu Bị 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝, nước Thục lại 𝚜𝚞𝚢 𝚝𝚊̀𝚗 dần?

Mặc dù Gia Cát Lượng rất có tài năng, nhưng về phương diện dùng người ông lại không bằng Lưu Bị.

Những năm cuối đời, Gia Cát Lượng tự mình làm mọi việc, khi ở trong quân đội, hình thức đ𝚊́𝚗𝚑 𝚙𝚑𝚊̣𝚝 trên hai mươi gậy đều do ông đích thân giám sát, thậm chí có lúc ông còn tự mình cầm gậy đ𝚊́𝚗𝚑 𝚙𝚑𝚊̣𝚝 binh lính.

Một thủ lĩnh quản lý một đội ngũ theo cách đó, đến cuối cùng chắc chắn sẽ bị kiệt sức.

Khi Gia Cát Lượng giải thích việc làm này của mình đã nói, không phải ông không biết nhược điểm của việc này, mà vì Tiên đế đối xử quá tốt với ông, bản thân ông đã nhận trọng trách được gửi gắm thì sẽ không cho phép mình mắc phải bất kỳ sai lầm nào.

Thật ra chính là vì Gia Cát Lượng quá cẩn thận tỉ mỉ, nên ông không thể yên tâm khi giao việc cho người khác, sợ rằng họ không hoàn thành tốt việc mà ông giao cho.

Vì không tin tưởng người khác nên không giao việc, mà không được giao việc thì thuộc hạ dưới trướng sẽ không được rèn luyện và phát huy tài năng, tất nhiên sẽ khó đào tạo ra nhân tài. Nếu như có nhân tài nhưng lại không cho họ cơ hội thì tài năng của họ sẽ bị chôn vùi.


Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim.

Vì vậy khi Lưu Bị còn sống, nước Thục có Ngũ hổ thượng tướng. Sau cái 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 của Lưu Bị, trong cuộc Bắc chinh của Khương Duy, tất cả các tướng có công 𝚌𝚑𝚒𝚗𝚑 𝚙𝚑𝚊̣𝚝 của nước Thục đều 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 dưới tay địch, không còn một ai để có thể tin dùng nữa, nên chỉ có thể để cho Liêu Hóa (từng làm 𝚜𝚘̛𝚗 𝚝𝚊̣̆𝚌, sau đó quy thuận Quan Vũ) làm tiên phong. Đây chính là điển cố “Nước Thục không còn đại tướng, Liêu Hóa làm tiên phong” trong sử sách.

Vì Gia Cát Lượng không bồi dưỡng những nhân tài trẻ tuổi nên đến lúc cần kíp mới rơi vào cảnh không còn người tài để sử dụng.

Từ đây chúng ta có thể thấy được một người quản lý thì nên chuẩn bị những gì. Những người ở các tầng cấp khác nhau cần có những khả năng khác nhau, người ở tầng cao cần dũng cảm mưu trí, người ở tầng thấp cần kinh nghiệm làm việc, người ở tầng trung cần cân đối các mối quan hệ ngoại giao… Khi bạn thuộc cấp quản lý, bạn cần phải học cách trao quyền.

Có một câu nói như thế này “Quân nhàn thần bận nước tất thịnh, quân bận thần nhàn nước tất suy”, có nghĩa là trong một đội ngũ cần có sự phân công hợp lý.
Có hai kết quả cho việc người quản lý không biết giao quyền: Một là tự vắt kiệt sức bản thân mình, hai là chôn vùi nhân tài. Duy trì cách làm việc này, bản thân người quản lý vừa mệt vừa không đào tạo ra được nhân tài, như thế đội ngũ của bạn sẽ gặp nguy hiểm.

4 sai lầm 𝚌𝚑𝚒́ 𝚖𝚊̣𝚗𝚐 của một người quản lý được rút ra từ câu chuyện của Gia Cát Lượng

1. Không yên tâm giao việc cho cấp dưới

Khi được hỏi về lý do một người quản lý mệt mỏi, vất vả mà đơn vị của anh ta vẫn chẳng thấy được sự phát triển, có người trả lời như thế này: Công ty tôi không có nhân tài, nhân viên của tôi không có khả năng chấp hành, địa chỉ của công ty tôi cũng xa xôi hẻo lánh nên không tìm được những cán bộ tài năng.


Ảnh minh họa.

Nhưng nguyên nhân thực sự khiến một người quản lý mệt mỏi là do không tin tưởng nhân viên, không yên tâm giao việc cho cấp dưới.
Tâm lý của họ là: Phải khó khăn vất vả lắm mới tích góp được một ít tiền để gây dựng sự nghiệp thành công, mọi thứ trong công ty đều là của một mình tôi, làm sao có thể tùy tiện giao cho người khác làm được?

Vì thế những công việc từ nhỏ đế lớn nhỏ của công ty như nhân sự nợ nần hay các mắt xích mua vào bán ra đều do một mình tôi là ông chủ được quyết định! Làm việc như thế này không mệt mới lạ!

“Không yên tâm” là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc ông chủ bị mệt mỏi.

2. Không biết tin dùng người tài

Không biết tin dùng người tài được thể hiện ở chỗ không biết tìm người tài, không biết làm quen với người tài, không biết sắp xếp người tài vào vị trí thích hợp.

Tại sao trong xã hội vẫn còn nhiều kẻ thích nịnh hót như vậy? Chính là vì vẫn còn có quá nhiều người thích nghe lời hay ý đẹp mà quên mất việc đánh giá đúng năng lực của nhân viên.

Khi người quản lý chọn người với tiêu chí đầu tiên là “nhìn thuận mắt và biết nghe lời”, thử hỏi có người tài nào mà sẵn sàng chấp nhận khom lưng cúi đầu?

Ảnh minh họa.

Cho dù bạn không có tấm lòng chân thành mời người ta thì ít nhất cũng nên hạ mình kết bạn với người hiền tài, như thế mới có thể chiêu mộ được những người giỏi giang, nếu không ai tình nguyện bán sức cho bạn?

“Quân sĩ nguyện hiến thân mình cho những người hiểu rõ bản thân mình” chính là để nói về những người hiền tài phò tá cho những người quản lý hiểu rõ và tôn trọng họ!

3. Không biết cách giao quyền

Có rất nhiều người làm ông chủ bà chủ nhưng lại không biết công ty là gì và được tạo thành như thế nào. Họ không biết rằng hầu hết các công việc trong công ty đều có thể mượn tay người khác để làm, và có thể phân loại phân cấp phân thời gian giao quyền cho tất cả nhân viên để hoàn thành.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người quản lý hiểu tầm quan trọng của việc giao quyền, nhưng họ lại không biết cách giao quyền.

Kinh nghiệm của hầu hết mọi người là “Một khi giao (quyền) sẽ xảy ra sự 𝚑𝚘̂̃𝚗 𝚕𝚘𝚊̣𝚗, một khi thu (quyền) sẽ 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝”.

Thực ra để giải quyết vấn đề này vô cùng đơn giản. Giao những việc chuyên nghiệp cho những người chuyên nghiệp, bạn hãy tìm một cố vấn chuyên nghiệp và dành thêm một chút thời gian cho việc này thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết dễ dàng.

4. Không biết cách chia tiền

Cũng có không ít ông chủ biết dùng người tài, cũng biết giao quyền, công ty cũng rất phát triển. Nhưng khi công ty đã có quy mô nhất định lại không biết cách đãi ngộ, chia lợi nhuận cho những nhân viên có cống hiến. Đến khi những thành phần kỳ cựu rời đi, người có năng lực lại xin từ chức mới tiếc nuối.

Khi không còn người tiếp quản công việc, người quản lý phải tự mình ra trận, một khi đã ra trận thì lại trở về tình trạng bận rộn đến không có thời gian nghỉ, cuối cùng rơi vào tình trạng thể xác và tinh thần đều kiệt quệ.


Ảnh minh họa.