Thực tế đã chứng minh, Lưu Bị lựa chọn làm thông gia với Trương Phi mà không phải Quan Vũ là sáng suốt và trong đó còn hàm chứa nhiều ẩn ý.
Lưu Bị là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nhà Thục Hán thời Tam Quốc, Lưu Bị được sử sách xác nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán.
Với trọng trách phục hưng Hán Thất nên Lưu Bị luôn ấp ủ trong mình nhiều tính toán riêng. Thậm chí, ngay cả trong chuyện hôn nhân đại sự của người thừa kế cũng vậy.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, hình tượng Quan Vũ và Trương Phi luôn gắn liền với Lưu Bị. Hai mãnh tướng tài giỏi luôn trung thành và hết sức phò tá Lưu Bị, từ khi kết nghĩa ở vườn đào cho tới khi nhà Thục Hán được thành lập.
Quan Vũ và Trương Phi hết lòng phò tá Lưu Bị ngay từ buổi đầu lập nghiệp.
Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là Lưu Bị đồng ý sắp xếp cho con trai là Lưu Thiện lấy hai con gái của Trương Phi mà không phải là con gái của Quan Vũ. Theo ghi chép trong sử sách, Lưu Thiện thành thân với con gái lớn của Trương Phi khi mới 14 tuổi. Sau khi Lưu Thiện kế thừa ngôi vị của Lưu Bị, con gái của Trương Phi được sắc phong làm Kính Ai hoàng hậu.
Tuy nhiên, không lâu sau, vị hoàng hậu này mắc bạo bệnh rồi qua đời khi còn trẻ. Lưu Thiện bấy giờ đã là hoàng đế của Thục Hán, đương nhiên không thể không có chính thất.
Sau đó, Lưu Thiện tiếp tục kết hôn với người con gái còn lại của Trương Phi. Người này cũng được sắc phong làm hoàng hậu, sử gọi là Hoàng hậu Trương thị.
Rốt cục là vì sao?
Xét về mặt tài nghệ và danh tiếng, Quan Vũ dường như nhỉnh hơn Trương Phi vì lập được nhiều chiến công. Nhưng về phương diện thân thiết thì có lẽ cả hai ngang nhau bởi họ đều là huynh đệ kết nghĩa của Lưu Bị.
Trên thực tế, sau khi suy xét tình hình, sở dĩ Lưu Bị không cho con trai lấy con gái của Quan Vũ là vì những nguyên nhân sau đây.
Nguyên nhân Lưu Bị không kết thông gia với Quan Vũ
Thứ nhất, tính cách của Quan Vũ. Dù Quan Vũ nổi tiếng với tinh thần trung nghĩa hiếm có, nhưng lại có khuyết điểm trong tính cách. Đó là quá kiêu ngạo.
Chính bởi vì kiêu ngạo nên Quan Vũ thường không coi trọng những kẻ tầm thường như Lưu Thiện. Hơn nữa, trước khi Lưu Bị suy xét việc thành gia lập thất của con trai, Quan Vũ cũng từng thẳng thừng từ chối lời cầu hôn của Tôn Quyền cho con trai.
Bấy giờ với mục đích tăng cường mối liên minh Tôn – Lưu để chống lại Tào Tháo, Tôn Quyền đã tính đến một cuộc hôn nhân ch.ính tr.ị. Khi thấy con gái của Quan Vũ cũng đã đến tuổi kết hôn, Tôn Quyền đã cử người đến chỗ Quan Vũ để cầu hôn cho con trai của mình.
Hai con gái của Trương Phi đều lấy Lưu Thiện, con trai của Lưu Bị.
Không ngờ sau khi nghe xong, Quan Vũ thẳng thừng từ việc thông gia với Tôn Quyền, thậm chí còn lớn tiếng mắng: “Hổ nữ há có thể gả cho khuyển tử“. Câu nói này nhằm ám chỉ con trai Tôn Quyền thấp kém, không xứng với con gái của Quan Vũ.
Lời từ chối phũ phàng này thực sự khiến Tôn Quyền tức giận, nhưng may lúc đó Đông Ngô và Thục Hán đang liên minh nên m.âu th.uẫn mới tạm lắng xuống.
Chỉ nhiêu đó thôi, thử hỏi khi Lưu Bị biết được tin này, ông có đủ can đảm để cầu hôn ái nữ của Quan Vũ cho con trai mình không?
Thứ hai, con gái của Quan Vũ không chỉ là một nữ tướng giỏi võ nghệ mà còn được thừa hưởng tính cách của cha, có phần kiêu ngạo và bướng bỉnh. Một người con gái như vậy, Lưu Bị cũng có phần lo lắng con trai sẽ khó mà kiểm soát được.
Hơn nữa, bất kỳ sự xáo trộn, m.âu th.uẫn nhỏ trong gia đình con trai cũng có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ. Do đó, vì sự an toàn, hạnh phúc của con trai, cũng như mối quan hệ lâu dài với Quan Vũ, Lưu Bị đành phải từ bỏ việc thông gia với võ tướng tài giỏi này.
Ngoài ra, Trương Phi tuy tính tình nóng nảy nhưng lại không kiêu ngạo như Quan Vũ. Trong khi đó, con gái Trương Phi lại hiền lành và thực tế chứng minh là bà không chỉ đa mưu túc trí mà còn luôn bình tĩnh trước mọi việc.
Thứ ba, nguyên nhân quan trọng nhất là vợ của Trương Phi có thân thế cao quý khi xuất thân từ gia tộc Hạ Hầu. Bà là cháu gái của Hạ Hầu Uyên, một tướng lĩnh của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Gia tộc Hạ Hầu có nhiều người làm quan lớn trong triều nhà Đông Hán. Dù chưa biết chính xác lợi ích là gì nhưng việc kết hôn với người con gái có xuất thân quyền thế đương nhiên cũng là một cách để có thể củng cố quyền lực, thậm chí nói không chừng còn có thể là “phao cứu sinh” cho con trai sau này.
Chính vì vậy, việc Lưu Bị kết thông gia với Trương Phi có thể được coi là lựa chọn tốt nhất lúc bấy giờ.
Sau cùng, thực tế đã chứng minh sự lựa chọn cho Lưu Thiện kết hôn với con gái của Trương Phi là sáng suốt. Hai người con gái của Trương Phi đều hiền hậu. Sau khi Thục Hán ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ, người con gái thứ hai của Trương Phi đã theo Lưu Thiện tới Lạc Dương bên đất Ngụy. Dù chịu cảnh là ông vua mất nước nhưng Lưu Thiện vẫn có thể sống sung sướng, bình yên đến cuối đời. Đây có lẽ là điều hiếm có trong lịch sử.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu, Sougo