Nhiều người luôn nghĩ rằng Lưu Thiện là một vị hoàng đế ngô nghê, tuy nhiên nhìn những việc mà ông đã làm sau khi Gia Cát Lượng qua đời, có thể thấy Hậu chủ Thục Hán cũng không hề đơn giản chút nào.

Lưu Thiện được khắc họa với hình ảnh một vị vua bất tài. Ảnh: Sohu

Lưu Thiện (207 – 271), thụy hiệu là Hán Hoài đế, hay An Lạc Tư công, hoặc Hán hậu chủ tên tự là Công Tự, tiểu tự A Đẩu, là vị hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà Thục Hán dưới thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Nhiều nhà sử học thời xưa thường nhìn nhận Lưu Thiện là một vị vua kém cỏi, là “dung chủ” (ông vua mất nước). Tuy nhiên, nếu thực sự bất tài, làm sao Lưu Thiện có thể giữ gìn cơ đồ Thục Hán trong suốt 40 năm trời?

A Đẩu có thật sự “vô năng”?

Lưu Thiện là con trai của Hán Chiêu Liệt đế Lưu Bị, vua đầu tiên của nhà Thục Hán với người thiếp là Cam phu nhân. A Đẩu chào đời vào năm 207, thời Đông Hán, khi cha ông đã 45 tuổi và còn đang nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh châu.

Năm 208, sau cái c̲h̲.ế̲t̲ của Lưu Biểu, Tào Tháo mang quân đánh ch.iếm Kinh châu. Lưu Bị giao tr.anh với Tào Tháo, bị thua to, đành phải đưa quân chạy về phía nam, bỏ lại mẹ con Cam phu nhân. May thay, Lưu Thiện được tướng dưới quyền Lưu Bị là Triệu Vân c.ứ.u thoát khỏi vòng vây của Tào Tháo trở về đoàn tụ cùng cha. Lưu Bị rất coi trọng Lưu Thiện. Năm Chương Vũ thứ nhất, là năm 221, Lưu Bị tự xưng là hoàng đế và chính thức thành lập chế độ Thục Hán. Để đào tạo cho người kế vị của mình, Lưu Bị đã sắp xếp các gia sư tốt nhất để truyền dạy kiến thức và kỹ năng điều hành đất nước cho Lưu Thiện. Đặc biệt, A Đẩu còn được học thêm các tác phẩm kinh điển về Pháp lý, Nho giáo.
Đối với Hậu chủ Thục Hán, Gia Cát Lượng như một người thầy, người cha luôn dìu dắt, dạy dỗ ông. Ảnh: Sohu

Không chỉ vậy, Lưu Bị còn nhờ cậy Gia Cát Lượng hãy để mắt và giúp đỡ con trai mình. Được sự chỉ bảo của Thừa tướng, A Đẩu học hành rất mau.

Có học văn hóa tốt thì cũng phải nâng cao thể lực. Lưu Bị bắt Lưu Thiện học v.õ, b.ắn cung, cưỡi ngựa, b̲.ắ̲.n̲ ̲s̲ú̲n̲g̲ để có thân hình cường tráng.

Lưu Thiện từ nhỏ đã được giáo dục đầy đủ, rèn luyện sức khỏe vì sống ở trong thời kỳ c̲h̲.i̲ế̲n̲ ̲t̲r̲.a̲n̲h̲, sinh ra và lớn lên trong thời thế l̲.o̲.ạ̲n̲ ̲l̲ạ̲c̲. Rõ ràng, xuất phát điểm trong môi trường như vậy thì sao lại có thể là một kẻ ngu ngốc được?

Thậm chí, ngay cả Gia Cát Lượng đã từng khen ngợi Lưu Thiện rằng: “Lúc còn trẻ đã là người nhã nhặn, tài trí thông minh, nhân hậu.” Có thể thấy, Lưu Thiện là bậc trí tuệ nhất định trong lịch sử, ít nhất cũng không kém cỏi, vô dụng như trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.

Lưu Thiện lên ngôi

Sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện lên ngôi, lập tức trọng dụng Gia Cát Lượng. Nhiều người không hiểu, muốn hỏi Hậu chủ, ông liền đáp: “Ta còn trẻ người non dạ, trong khi Thừa tướng nắm rõ việc điều hành đất nước, vì vậy ta khiêm tốn xin lời khuyên thì có gì không nên?”

Nhiều người có thể nói Lưu Thiện vô dụng, nhưng đây quả thực là một quyết định vô cùng sáng suốt. Bên cạnh việc Gia Cát Lượng tài trí thông minh, có thể quán xuyến việc nước, điều này cũng cho thấy giữa Lưu Thiện và Gia Cát Lượng có một niềm tin tuyệt đối. So với Tào Tháo, một vị quân chủ đa nghi luôn ngờ vực cấp dưới của mình thì mối quan hệ chủ tớ của phe Thục Hán chắc chắn “cơm lành canh ngọt” hơn nhiều.

Không chỉ vậy, sau khi Gia Cát Lượng mất, Lưu Thiện không chỉ có thể ổn định trật tự của Thục Hán, mà vẫn chống đỡ thêm nhiều năm, điều này cho thấy năng lực thực sự của ông.

Tại sao Lưu Thiện phải kiểm kê tài sản nhà Gia Cát Lượng?

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, việc đầu tiên của Lưu Thiện là kiểm kê tài sản gia đình Thừa tướng. Vậy tại sao ông phải làm như thế?

Trên thực tế, Gia Cát Lượng cai quản triều đình, có các phe đối lập, chắc chắn làm mất lòng nhiều người. Trước đây, những người này vốn không dám có thái độ với Thừa tướng vì dù sao ông cũng được vua hậu thuẫn. Nhưng sau khi Gia Cát Lượng qua đời, rốt cuộc họ có thể nhân cơ hội này để bộc lộ sự b̲.ấ̲t̲ ̲m̲ã̲n̲, thậm chí làm mất uy tín của Khổng Minh.

Lưu Thiện cũng biết trong công việc hàng ngày, chắc chắn Gia Cát Lượng đã đ̲ắ̲c̲ ̲t̲.ộ̲i̲ với nhiều người. Nếu việc của Thừa tướng không được xử lý ổn thỏa, gia đình ông chắc chắn không được yên thân.
Sau khi Gia Cát Lượng mất đi, Lưu Thiện vẫn cố gắng bảo vệ cho thanh danh của ông. Ảnh: Sohu

Vì vậy, Hậu chủ Thục Hán đã cử người đến điều tra kỹ lưỡng gia đình Gia Cát Lượng. Trước khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã hỏi ông rằng trong gia đình ông có bao nhiêu của cải. Gia Cát Lượng cũng ngay lập tức trả lời rằng, ông có 800 cây dâu ở Thành Đô và 15 mẫu đất màu mỡ, không nhiều nhưng cũng đủ dùng cho gia đình.

Sau khi quân lính đ̲i̲ề̲u̲ ̲t̲r̲.a̲ kỹ lưỡng, về báo cáo với Lưu Thiện rằng những điều Gia Cát Lượng nói là đúng, không hề có một chút dối trá nào. Ngay lập tức, Lưu Thiện t̲ứ̲c̲ ̲g̲i̲ậ̲n̲ ném ly r̲.ư̲ợ̲u̲, đập bàn đứng dậy bày tỏ sự cảm thán trước hoàn cảnh “bần cùng” của Khổng Minh tiên sinh. Các tướng xung quanh nghe xong đều c̲h̲.ế̲t̲ lặng, từ đó không còn ý định làm khó Gia Cát Lượng nữa.

Đây là hiện thân của trí tuệ Lưu Thiện! Với trí thông minh này, dù có khuất phục trước người khác cũng sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc, có lẽ đây chính là hiện thân cho năng lực của Hậu chủ!

Nhìn lại cách ứng xử của Lưu Thiện, không khó để nhận thấy những gì ông đã làm cho Gia Cát Lượng. Cả trước và sau khi Thừa tướng c̲h̲.ế̲t̲, Lưu Thiện đều cố gắng hết sức để bảo vệ danh tiếng và gia đình của Gia Cát Lượng, đồng thời thể hiện sự khôn ngoan tuyệt vời qua những chi tiết nhỏ.

Mặc dù sức mạnh quốc gia suy giảm trong thời kỳ sau của nhà Thục Hán, nhưng như người ta nói, “cái gì tan lâu rồi hợp, hợp lâu lại tan”. Trước xu thế lịch sử đại thống nhất, Lưu Thiện không ly khai mẫu quốc, mà tích cực xây dựng Thục Hán, phát triển biên giới, mở mang lãnh thổ, có thể coi là không hề vô dụng chút nào.

Đánh giá về Lưu Thiện, có thể nói rằng ông tuy không phải “trí dũng song toàn” nhưng cũng là kẻ hiểu thế cuộc. Sau khi đầu hàng nhà Tư Mã, ông vẫn có một cuộc sống tốt đẹp, thậm chí c̲h̲.ế̲t̲ lúc tuổi cao cũng thực bình yên, đây không phải là một thắng lợi hay sao?