Dù được hậu thế biết đến là bậc kỳ tài của Thục Hán nhưng Khổng Minh tiên sinh không phải là mưu sĩ giỏi nhất thời Tam Quốc. Vậy ai mới là người giữ vị trí này?
Những năm cuối thời Đông Hán, quần hùng nổi dậy khắp nơi, duy chỉ có ba chính trị gia là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là cuối cùng phân tranh thiên hạ, lập nên cục diện của Tam Quốc.
Dù diễn ra trong thời gian không dài, nhưng Tam Quốc lại là thời kỳ để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử, đặc biệt là những cuộc chiến hấp dẫn giữa ba thế lực mạnh nhất là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô.
Bên cạnh những mãnh tướng, mưu sĩ tài ba là yếu tố không thể thiếu trong những cuộc chiến vương quyền này.
Trong những nhân tài này, ai mới là người xứng đáng đứng đầu trong Top 3 mưu sĩ tài nhất của Tam Quốc?
Vị trí số 3: Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng là vị quân sư trọng yếu của Lưu Bị.
Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng (181 – 234) là nhà quân sự, ch.ính tr.ị gia kiệt xuất của Thục Hán, đồng thời cũng là một nhà phát minh nổi tiếng.
Tài năng hơn người, Gia Cát Lượng còn nổi tiếng với tấm lòng tận trung báo quốc, hết lòng vì nhà Thục Hán, đúng như câu nói “cúc cung tận tuỵ, đến ᴄʜếᴛ mới thôi”.
Năm 207, khi vẫn đang được xem là “kẻ ăn nhờ ở đậu” tại Kinh Châu, Lưu Bị vẫn một mực tìm đến Long Trung để mời Gia Cát Lượng ra giúp. Cảm mến trước tấm lòng chiêu mộ nhân tài của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã đồng ý phò tá vị quân chủ này.
Ông đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành nên thế chân vạc thời Tam Quốc. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng được mô tả là một người tài đức song toàn, với khả năng thần cơ diệu toán, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý… Nhiều điển tích nổi tiếng của Gia Cát Lượng có thể kể đến như thuyền cỏ mượn tên, trâu gỗ ngựa máy, mượn Gió Đông…
Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá Lưu Thiện. Sau đó, khi dẫn quân Bắc ph.ạt, Gia Cát Lượng có viết cho Lưu Thiện bản “xuất sư biểu” và vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.
6 lần Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc ph.ạt, nhưng do lao lực quá sức nên ông đã mắc bệnh rồi qua đời vào cuối tháng 8 năm 234.
Vị trí số 2: Giả Hủ
Giả Hủ (147 – 223), người quận Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, được xem là mưu sĩ tài giỏi và nổi tiếng trong thời Tam Quốc. Ông được đánh giá là một mưu sĩ cơ trí và nhạy bén với thời cuộc.
Trong chính sử “Tam Quốc chí”, sử gia Trần Thọ cũng từng nhận định về tài năng của Giả Hủ. Đó là khả năng toan tính cơ hồ không hề sơ sót, đạt đến mức thấu hiểu sự quyền biến, đại khái gần được như Trương Lương, Trần Bình, hai chiến lược gia nổi tiếng vào những năm đầu của triều Hán.
Thực tế trong lịch sử cũng chứng minh rằng nhận định không hề thái quá của sử gia Trần Thọ dành cho Giả Hủ. Ông từng phục sự dưới trướng của Đổng Trác, Lý Thôi và Trương Tú. Sau đó, ông gia nhập vào Tào Nguỵ và trở thành quân sư thân cận của Tào Tháo.
Khi phò tá cho nhà Nguỵ, Giả Hủ cũng chính là vị quân sư khiến Tào Tháo ra quyết định lập Tào Phi làm thái tử.
Sau khi Tào Tháo qua đời vào năm 220, Giả Hủ tiếp tục phục vụ cho Tào Nguỵ. Đến năm 224 (thời Nguỵ Văn Đế), ông qua đời ở tuổi 77 do tuổi cao sức yếu.
Việc Giả Hủ có thể bình an đến cuối đời dù phục vụ cho Tào Tháo, vị quân chủ nổi tiếng đa nghi, khiến hậu thế kinh ngạc. Điều này cũng phần nào chứng minh sự đa mưu túc trí của mưu sĩ họ Giả.
Vị trí số 1: Quách Gia
Quách Gia là mưu sĩ trọng yếu của Tào Tháo.
Quách Gia (170 – 207), tự Phụng Hiếu, được coi là mưu sĩ trọng yếu của Tào Tháo vào giai đoạn cuối những năm thời Đông Hán và đầu thời Tam Quốc.
Sở dĩ Quách Gia xứng đáng trở thành đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc là nhờ sự đa mưu túc trí, học vấn tinh thông và thấu hiểu sự việc.
Trong khoảng 11 năm phục vụ dưới trướng Tào Tháo, Quách Gia từng bày mưu tính kế giúp Tào Tháo đ.ánh bại nhiều đốɪ ᴛʜủ như Lã Bố, Viên Thiệu và Đạp Đốn. Đồng thời, ông cũng có công không nhỏ trong việc giúp Tào Tháo thống nhất phương Bắc.
Quách Gia được xem là một trong những mưu sĩ giỏi nhất của Tào Tháo và được vị quân chủ này vô cùng yêu mến. Chính Tào Tháo cũng từng nhận định rằng người khiến ông thành đại nghiệp, ắt hẳn là Quách Gia.
Đáng tiếc là Quách Gia lại qua đời khi mới 37 tuổi. Nhiều ý kiến cho rằng nếu Quách Gia không mất sớm, ông có thể giúp Tào Tháo thực hiện th.am vọng thống nhất thiên hạ.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, 163, Baike