Trong “Tam quốc diễn nghĩa” có ba vị đều yêu mến nhân tài: Tào Tháo Yêu mến tài của Quan Vũ, Tôn Quyền mến mộ tài của Chu Du hay Lưu Bị ái mộ tài năng của Gia Cát Lượng. Thế nhưng người mến mộ người tài nhất, có lẽ là Gia Cát Lượng chứ không phải ba vị ấy.
Không chỉ là quân sư tài ba với nhiều mưu kế xuất sắc, Gia Cát Lượng còn là vị quan lớn của nhà Thục Hán biết trọng dụng nhân tài. Thậm chí, ông còn thu phục nhiều nhân tài từng là ᴋẻ ᴛʜù về cống hiến cho đất nước. Nhờ vậy, triều đình Thục Hán trở thành một thế lực lớn thời Tam Quốc.
Tiến cử Bàng Thống
Có hai ví dụ điển hình chứng minh nhận định này, một trong số đó là việc tiến cử Bàng Thống. Cả Bàng Thống và Gia Cát Lượng đều nổi danh, đương thời khi Từ Thứ từ biệt Lưu Bị đã tiến cử Gia Cát Lượng, mà Gia Cát Lượng lại rộng lượng tiến cử Bàng Thống. Điều này khiến mọi người không thể nào không bội phục, vì dù sao Bàng Thống vẫn còn có một chút tâm đố kỵ nên sẽ ảnh hưởng đến vị trí của Gia Cát Lượng.
Tuy Tam Quốc diễn nghĩa có phần “tô hồng” cho tài năng của Bàng Thống. Nhưng trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng cho thấy mình là một người tài năng. Thể hiện ở chỗ Gia Cát Lượng cũng rất kính nể ông.
Cụ thể, trong kì thứ 3 chương trình “Bách Gia Giảng Đàm” năm 2008, một chương trình truyền hình với nội dung chính là mời các chuyên gia trực tiếp giảng giải các vấn đề về khoa học giáo dục của đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) với chủ đề “Vì sao Bàng Thống ‘ᴛự sáᴛ’”. Trong đó đề cập đến việc Gia Cát Lượng đã tìm cách “lôi kéo” Bàng Thống về với Lưu Bị.
Học giả của chương trình phân tích rằng trước trận Xích Bích, Gia Cát Lượng khi sang thuyết phục người đứng đầu Đông Ngô là Tôn Quyền và chủ tướng Chu Du đã nhờ tận dụng cơ hội này để liên hệ luôn với Bàng Thống, mời ông đến phò tá Lưu Bị. Sau trận Xích Bích thì Bàng Thống đã về phụng sự cho đại nghiệp của Lưu Bị với chức vị ngang hàng cùng Gia Cát Lượng.
Sau này Bàng Thống ᴄʜếᴛ cũng là do ông đố kỵ tài năng của Gia Cát Lượng, mà tấm lòng của Gia Cát Lượng lại rộng rãi, khoáng đạt.
Trọng dụng Nguỵ Diên
Nguỵ Diên là người có tướng ph.ả.n phúc. Gia Cát Lượng biết hắn có tâm tạo ph.ả.n, ông không những không ɢɪếᴛ mà lại mến tiếc tài năng của Diên. Sau này ɢɪếᴛ Nguỵ Diên cũng là không còn cách nào khác.
Khương Duy vào trướng, thấy Khổng Minh đang xõa tóc cầm k.i.ế.m, đạp sao Thiên Cương bước lên sao Đẩu, trấn áp tướng tinh. Đột nhiên nghe thấy bên ngoài doanh trại có tiếng hét lớn, Duy định nhờ người ra hỏi thì Nguỵ Diên bước vào như bay rồi nói: “Quân Ngụy đến rồi!”, không ngờ ngọn đèn chính tắt mất. Khổng Minh vứt k.i.ế.m mà than rằng: “Sinh t.ử có mệnh, không thể cầu mà giải trừ!”. Nguỵ Diên hoảng sợ, quỳ xuống đất thỉnh tội; Khương Duy cầm k.i.ế.m toan ɢɪếᴛ Nguỵ Diên.
Khương Duy thấy Nguỵ Diên làm tắt đèn, trong tâm ph.ẫ.n nộ, rút kiếm muốn ɢɪếᴛ y. Khổng Minh can ngăn nói rằng: “Có lẽ mệnh của ta sắp tuyệt, không phải lỗi của Văn Trường”, Duy mới thu kiếm.
Khổng Minh thổ ra vài cục m.á.u, nằm trên giường gọi Nguỵ Diên đến bảo: “Đó là Tư Mã Ý biết ta có bệnh, cho nên sai người đến thám thính thực hư. Ngươi có thể nhanh chóng ra nghênh địch”. Nguỵ Diên vâng lệnh, ra khỏi trướng rồi lên ngựa, dẫn binh xuất trại.
Hạ Hầu Bá thấy Nguỵ Diên, sợ quá nên dẫn binh rút chạy. Diên truy kích hơn 20 dặm mới quay về. Khổng Minh lệnh Nguỵ Diên về bản trại để trấn thủ.
Ông lại gọi Mã Đại vào trướng, nói nhỏ vào tai, lấy mật kế đưa cho Đại và dặn rằng: “Sau khi ta ᴄʜếᴛ, người có thể theo kế này mà làm”. Đại lĩnh kế đi ra.
Thực ra, Gia Cát Lượng đã biết được đạo lý: “Không có lực vãn hồi thiên mệnh”. Ông bố trí bảy ngọn đèn sáng (thất tinh đăng) cũng là có một chút do dự trong tâm. Còn về Nguỵ Diên thì có nên ɢɪếᴛ hắn? Bởi vì ông hiểu rằng khi ông mất, Nguỵ Diên có thể sẽ làm ph.ả.n. Chỉ là Nguỵ Diên cũng là người tài, lại theo ông bao nhiêu năm như thế, nên ông không nhẫn tâm.
Nguỵ Diên làm tắt thất tinh đăng, dường như cũng là ý Trời. Việc đó khiến cho nhiều người ph.ẫ.n nộ, cũng làm cho Gia Cát Lượng quyết định ᴛʀừ ᴋʜử Nguỵ Diên. Đương nhiên để khiến người ta cảm thấy thuyết phục thì đợi đến khi Nguỵ Diên thật sự tạo ph.ả.n mới động thủ. Đủ để thấy Gia Cát Lượng cũng vạn bất đắc dĩ.
Gia Cát Lượng sở dĩ có thể thành đại sự là vì ông có tấm lòng khoáng đạt, yêu mến mọi người tài, bao gồm Bàng Thống có tâm nhỏ nhen và Nguỵ Diên có tâm tạo ph.ả.n. So với Gia Cát Lượng, hai người đó ít nhiều không bằng. Do đó, muốn thành đại sự như Gia Cát Lượng ắt phải bỏ tâm đố kỵ, trong “Tam quốc diễn nghĩa” đã nói rõ điều này rồi.