Các tập đoàn ch.ính tr.ị đều có những anh hùng hào kiệt của riêng mình để tạo nên thế chân vạc trong Tam Quốc: Nguỵ – Thục – Ngô. Hậu thế biết đến “Ngũ hổ tướng”, “Ngũ t.ử tướng” còn Đông Ngô có gì để giúp ông đứng vững? 

Tam quốc (220-280) là một giai đoạn lịch sử gồm ba nước Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Trong trận Xích Bích, Tào Tháo đã bị liên quân Tôn Lưu đ.ánh bại, đặt nền móng thế chân vạc giữa 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô.

Năm 220 sau Công nguyên, Tào Phi xưng đế, quốc hiệu là “Ngụy””, lịch sử gọi là Tào Ngụy, lịch sử Tam Quốc chính thức bắt đầu. Sau này, Lưu Bị và Tôn Quyền lần lượt xưng đế, Thục Hán và Đông Ngô cũng lần lượt được thành lập, đánh dấu sự hình thành chính thức của mô hình Tam quốc.

Trong khi, Lưu Bị có “ngũ hổ tướng” gồm Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân, Hoàng Trung; Tào Tháo có “Ngũ tử tướng” gồm Trương Cáp, Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Từ Hoảng. Vậy câu hỏi đặt ra là kì phùng đ.ịch thủ Tôn Quyền của Bị và Tháo có trong tay những tướng mạnh nào?

Trước hết, theo ý kiến của người viết, đối với Đông Ngô mà nói, “Tứ đại đô giám” có thể so sánh với “Ngũ hổ tướng” của Lưu Bị và “Ngũ tử tướng” của Tào Tháo. 4 người đó là Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông và Lục Tốn.

Chu Du – kì phùng đ.ịch thủ của Gia Cát Lượng

Chu Du khi còn trẻ có mối quan hệ tốt với Tôn Sách, khi Tôn Sách bình định Giang Đông, Chu Du cũng bắt đầu Nam chinh Bắc ch.iến. Vì vậy, trong sự nghiệp bình định Giang Đông, Chu Du cũng đã có những cống hiến nhất định.

Sau khi Tôn Quyền lên nắm quyền, Chu Du cùng với Trưởng sử Trương Chiêu phò trợ Tôn Quyền. Trong trận chiến Xích Bích, Chu Du nhậm chức chủ soái và trở nên vang danh, góp phần đặt nền móng cho thế “tam phân thiên hạ”. Sau trận Xích Bích, vị thống soái Chu Du đã dẫn dắt tướng lĩnh đ.ánh bại Tào Nhân. Đáng tiếc Chu Du lại qua đời sớm ở tuổi 36.

Lỗ Túc được ví là chiến lược gia kiêm thuyết khách

Tiếp theo là Lỗ Túc, mặc dù cũng là một vị tướng, nhưng giống với Gia Cát Lượng, thế mạnh của ông là mưu lược.

Như mọi người đều biết, nếu Gia Cát Lượng hiến “Long Trung đối” cho Lưu Bị thì Lỗ Túc cũng đã giúp Tôn quyền nghĩ ra “Tháp thượng sách”. Xét về mặt thời gian thì “Tháp thượng sách” còn ra đời sớm hơn cả “Long Trung đối” của Gia Cát Lượng. Sau khi Chu Du ᴄʜếᴛ, Tôn Quyền đã nghe theo lời trước khi ᴄʜếᴛ của Chu Du để cho Lỗ Túc lãnh đạo đội quân 4000 binh lính.

Đợi đến khi Lưu Bị ch.iếm được Ích Châu, Đông Ngô giành được 3 quận Kinh Châu, Lỗ Túc dẫn quân đi đ.ánh Quan Vũ, và mời Quan Vũ tới “hội đàm”, đối với việc hình thành liên minh Tôn Lưu ch.iến đấu ch.ống lại Tào Tháo, Lỗ Túc cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Chiến tướng Lã Mông 

Thứ ba là Lã Mông, theo ghi chép trong “Tam quốc chí” và các tư liệu lịch sử khác, Lã Mông (178-220), tự là Tử Minh, là một danh tướng cuối triều đại Đông Hán.

Ngay từ cuối triều đại này, Lã Mông bắt đầu được Tôn Quyền trọng dụng. Ông đã tham gia rất nhiều trận chiến so tài giữa Ngụy, Thục và Ngô. Tất nhiên, trận chiến đỉnh cao nhất trong sự nghiệp cầm quân Lã Mông chắc chắn là trận Kinh Châu.

Trong trận Tương Dương, vì đội quân của Quan Vũ đang ᴛấɴ ᴄôɴɢ Phàn Thành của Tào Ngụy, nhân lúc Quan Vũ lơ là cảnh giác, Lã Mông đã lên kế hoạch đ.oạt Kinh Châu, đ.ánh bại tướng quân Quan Vũ nổi tiếng của Thục Hán, gia tăng đáng kể lãnh thổ của Đông Ngô.

Nhờ công lao trong trận Kinh Châu, Lã Mông được Tôn Quyền phong làm thái thú Nam quận, tước Sán Lăng hầu. Tuy nhiên, giống như Chu Du, Lã Mông cũng qua đời sớm.

Danh thần Lục Tốn

Cuối cùng, trong “Tứ đại đô giám” thì thành tựu của Lục Tốn vượt trội hơn cả. Thậm chí, cả thời kỳ Tam Quốc, chỉ có Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng có thể so sánh được với Lục Tốn.

Khi Lã Mông đánh Kinh Châu, Lục Tốn cũng tham gia tham mưu. Năm 222 sau Công nguyên, Luc Tốn đích thân lãnh đạo đội quân đ.ánh bại Lưu Bị trong trận Di Lăng, đảm bảo Đông Ngô tiếp tục làm chủ vùng đất Kinh Châu. Trong trận Thạch Đình với Tào Ngụy, Lục Tốn một lần nữa giành được chiến thắng, góp phần đặt nền móng vững chắc cho Tôn Quyền xưng đế.

Xích Ô năm thứ 7 (năm 244), Lục Tốn được Tôn Quyền phong làm thừa tướng. Lục Tốn không chỉ là tướng giỏi nơi xa trường mà ông còn có năng lực tr.ị nước, vì vậy, vai trò của Lục Tốn ở Đông Ngô cũng giống như Gia Cát Lượng ở Thục Hán vậy.