Là 1 trong 2 mưu sĩ tài năng của Thục Hán nhưng Bàng Thống lại ra đi tuổi đời còn quá trẻ. Có ý kiến tranh luận cho rằng cái ᴄʜếᴛ của Bàng Thống là do lỗi của Lưu Bị, thậm chí có người cho rằng Lưu Bị đã cố tình ʜãᴍ ʜạɪ Bàng Thống. Sự thật là gì?
Bàng Thống (178-214) tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ, là mưu sĩ của Lưu Bị dưới thời Tam Quốc. Ông thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh.
Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích ông hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị h.ỏ.a công.
Nhờ Bàng Thống mà khi Chu Du sử dụng h.ỏ.a công, thuyền của Tào Tháo tập trung lại thành một cụm nên không chạy thoát được, ch.á.y rụi hết.
Sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc tiến cử Bàng Thống cho Tôn Quyền nhưng Bàng Thống không được Tôn Quyền trọng dụng nên đến Kinh Châu theo Lưu Bị. Lưu Bị nghe tin Bàng Thống tới đầu quân thì hết sức vui mừng, nhưng thấy ông mặt mũi xấu xí thì thay đổi thái độ, chỉ cho ông làm Huyện lệnh Lỗi Dương.
Mặc dù tài cao nhưng Phượng Sồ tiên sinh là người đoản mệnh, ông hưởng dương 36 tuổi, ᴄʜếᴛ trên đường đánh tới Tây Xuyên, địa điểm ấy có tên là gò Lạc Phượng. Khi ấy, Bàng Thống cưỡi ngựa của Lưu Bị.
Con ngựa này vô cùng nổi tiếng, Tân Khí Tật từng viết: “Ngựa chạy nhanh như Đích Lư, cung tên như sấm đinh tai, thay quân chủ hoàn thành đại nghiệp, dù sinh t.ử đều còn tiếng thơm.”
“Đích Lư” được nhắc đến ở đây chính là tên con ngựa của Lưu Bị.
Giống như nhiều nguồn tài liệu lịch sử khác, “Tam quốc diễn nghĩa” đánh giá rất cao tài năng của Bàng Thống, ấy vậy mà, khi viết về đoạn Bàng Thống bị ɢɪếᴛ, La Quán Trung lại miêu tả thêm một đoạn như sau:
Trước khi xuất chinh, ngựa của Bàng Thống sa chân, hất ông ngã xuống lưng ngựa. Lưu Bị thấy mưu thần của mình ngã ngựa, cho rằng ngựa của Bàng Thống không tốt nên đã cho ông mượn ngựa của mình. Nhưng chính bởi con ngựa này mà Bàng Thống bị nhận nhầm thành Lưu Bị, vì thế mà ông đã bị trúng tên mà ᴄʜếᴛ ở gò Lạc Phượng.
Điều này quả thật vô cùng đáng tiếc. Cũng bởi thế nên có ý kiến tranh luận cho rằng cái ᴄʜếᴛ của Bàng Thống là do lỗi của Lưu Bị, thậm chí có người cho rằng Lưu Bị đã cố tình ʜãᴍ ʜạɪ Bàng Thống.
Tuy nhiên, quan điểm này không phù hợp với thực tế lịch sử, đồng thời cũng cho thấy sự thiếu tôn trọng tư tưởng của tác giả La Quán Trung.
Tuy nhiên, vẫn phải đặt câu hỏi rằng, rốt cuộc tại sao La Quán Trung lại cố ý muốn viết thêm đoạn này? Như vậy chẳng phải càng khiến người đời thêm tranh cãi hay sao?
Hơn nữa, với một người có thiên hướng yêu quý ủng hộ Lưu Bị, ghét và phản đối Tào Tháo như La Quán Trung mà nói, điều này chẳng phải rất trái ngược sao?
Chi tiết đổi ngựa nhằm nói lên điều gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải nhắc lại một vài tình tiết liên quan đến Lưu Bị và con ngựa của ông. Đã từng có chuyện Lưu Bị cưỡi ngựa nhảy qua suối Đàn Khê, nhờ con ngựa đó mà bảo toàn mạng sống.
Ít người biết được rằng, Đích Lư từng bị đồn là con ngựa sát chủ và qua tay khá nhiều chủ nhân. Tuy nhiên, khi trở thành tuấn mã của Lưu Bị, nó đã lập nên một kỳ tích hiếm có trong lịch sử.
Khi nhận được tin mật báo rằng Sái Mạo (một tướng lĩnh dưới trướng của Lưu Biểu) ᴛʀᴜʏ sáᴛ, Lưu Bị lúc bấy giờ vội vàng tẩu thoát ra ngoài cùng với tuấn mã Đích Lư. Tuy nhiên, khi chạy trốn, vì quá gấp gáp nên Lưu Bị và ngựa quý bị lạc đường, chạy đến suối Đàn Khê.
Ngựa Đích Lư dũng mạnh xuất thần, cứu Lưu Bị thoát ᴄʜếᴛ.
Đáng chú ý là dòng suối rộng và sâu nên rất khó vượt qua. Đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan vì quân địch đuổi theo phía sau, nên lúc này Lưu Bị chợt nhớ tới lời cảnh báo Đích Lư sát chủ năm xưa. Trong tình thế ng.uy h.iểm, Lưu Bị bất ngờ vừa điên cuồng quất mạnh vào lưng ngựa vừa hét lên: “Đích Lư! Đích Lư! Hôm nay ngươi hại ta đi!“.
Sau khi thoát khỏi đại n.ạ.n, Lưu Bị càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình và không tin vào chuyện “Đích Lư sát chủ”.
Sau đó, khi đem quân tiến đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống (một mưu sĩ được Lưu Bị yêu quý) quá già yếu nên ông đã tặng ngựa yêu là Đích Lư để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống.
Đáng tiếc là Bàng Thống không có phúc được hưởng món quà quý giá vì vừa mới cưỡi ngựa Đích Lư thì Thống bị kẻ địch nhầm tưởng là Lưu Bị nên đã bắn ᴄʜếᴛ. Về sau, số phận của con ngựa Đích Lư cũng không rõ lưu lạc về đâu.
Lúc này, tác giả La Quán Trung vừa hay đã khéo léo đưa tình tiết Bàng Thống đổi ngựa cho Lưu Bị vào tác phẩm của mình, khiến Bàng Thống trở thành người bị h.ại, không thể vượt qua được t.ử thần.
Từ tình tiết này, có thể thấy được sự tinh tế của La Quán Trung. Ông không chỉ khéo léo đưa mạch chuyện ăn khớp với nhau mà còn kết hợp chặt chẽ với lịch sử, đặc biệt là đoạn được đan xen vào. Cũng chính nhờ bút pháp tuyệt diệu ấy, nên tác phẩm của ông không thể không khiến con người ta cảm thấy thán phục!