Gia Cát Lượng đã gồng gánh giang sơn Thục Hán cho đến khi qua đời. Hẳn nhiều người sẽ nghĩ, Khổng Minh ᴄʜếᴛ, Thục Hán cũng sớm b.ại vong, thế nhưng lịch sử đã không diễn ra như thế.

Vào thời kỳ Tam Quốc, ba nước lớn là Ngụy, Thục, Ngô hình thành thế chân vạc, trong đó thực lực Thục quốc là yếu nhất. Kể cả lúc hưng thịnh nhất, nước Thục cũng chỉ có hơn 300 nghìn hộ (khi chưa mất Kinh Châu), nhân khẩu vào khoảng 1 triệu người.

Đặc biệt sau khi nước Thục hình thành, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi lần lượt qua đời, Thục quốc sắp tới bước ngoặt sinh t.ử, nhờ có Gia Cát Lượng cố gắng gồng gánh đất nước, Thục quốc mới có thể đứng vững được cả một thời gian dài.

Năm 234 sau Công nguyên, Gia Cát Lượng mất do bệnh nặng tại Ngũ Trượng Nguyên (nay là vùng Kỳ Sơn, Bảo Kê, Trung Quốc). Nước Thục mất đi trụ cột vững trãi, nhìn vào hoàn cảnh ấy, nhiều người ắt sẽ đoán rằng một hoàng đế vô năng như Lưu Thiền chẳng thể kiên trì được bao lâu.

Nhưng không, sự thật là sau khi Gia Cát Lượng mất đi, Lưu Thiền vẫn ngồi vững trên ngai vàng gần 30 năm, cho tới năm 163 trước Công nguyên, khi quân Ngụy tiếp giáp chân thành, Lưu Thiền đầu hàng Ngụy quốc, nước Thục mới chính thức ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ. Vậy rốt cục, dựa vào đâu mà nước Thục có thể chống cự được lâu tới vậy? Một phần công lao không nhỏ đến từ Gia Cát Lượng.

Khi Lưu Bị mới công ph.á được Ích Châu, Gia Cát Lượng bắt đầu lên kế hoạch phát triển vùng đất màu mỡ này. Nhờ có sự lao tâm khổ tứ của ông, mảnh đất Ích Châu giúp cho Lưu Bị giải quyết được vấn đề nan giải trước mắt là quân lương, đặt nền móng vững chắc xây dựng Thục Hán sau này. Chính vì có Ích Châu, Lưu Bị mới trở thành anh hùng thiên hạ.

Hình ảnh 3 anh em Lưu Bị – Quan Vũ- Trương Phi trên phim.

Vì muốn ʙáᴏ ᴛʜù cho Quan Vũ và Trương Phi, Lưu Bị không nghe lời khuyên của các đại thần như Gia Cát Lượng, xuất quân ᴛấɴ ᴄôɴɢ Đông Ngô. Lưu Bị thảm bại trong trận Di Lăng, làm hao tổn phần lớn tài lực và binh lực của nước Thục. Không lâu sau, ông qua đời ở thành Bạch Đế, giáng một đòn rất lớn vào chính nước Thục.

Trong giai đoạn nước rút đó, Gia Cát Lượng triệt để áp dụng chính sách chiến lược, phía đông hợp lực với Đông Ngô, phía bắc chiến với Tào Ngụy, phía nam sống yên ổn với các bộ lạc dân tộc thiểu số Tây Nam, nhanh chóng hóa giải cục diện ng.uy h.iểm cho Thục Hán.

Từ đó trở đi, kế sách phía đông hợp tác với Đông Ngô, phía nam xoa dịu tộc Nam Man, trở thành quốc sách hàng đầu của nước Thục, cục diện chiến lược này đã giảm những áp lực nặng nề cho đất nước, chỉ cần tập trung ứng phó với Tào Ngụy. Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng thực hiện chính sách an sinh, khiến cho tình hình kinh tế chính trị Thục quốc gặt hái được bước tiến lớn.

Sau khi vấn đề tài chính đạt được bước chuyển biến tốt, Gia Cát Lượng bắt đầu tiến hành cải cách mạnh mẽ về quân đội, năng lực chiến đấu mạnh lên rõ rệt, trở thành đội quân chiến đấu mạnh nhất trong ba nước, đặc biệt là chiến đấu ở địa hình núi non. Ngoài ra, Gia Cát Lượng còn là bậc kỳ tài quân sự, nghệ thuật bài binh bố trận vô địch, phải kể đến binh khí nỏ liên do chính ông phát minh.

Sau khi Gia Cát Lượng thu phục bộ lạc dân tộc thiểu số Tây Nam, quân đội nước Thục bổ sung thêm không ít binh lính Nam Man. Họ hữu dũng thiện chiến, mình đồng da sắt, trèo đèo lội suối chinh chiến, giỏi sử dụng cung tên, có thể nói là đội quân dũng mãnh hiếm có của nước Thục, góp nhiều công sức trong suốt hành trình Bắc ph.ạt.

Gia Cat Lượng cả đời cúc cung tận tụy phò tá Lưu Bị

Trước khi lâm chung, ông còn sắp xếp các nhân tài như Tưởng Uyển, Phí Vi tiếp tục phò trợ Lưu Thiện, đảm bảo thuận lợi chuyển giao chính quyền. Các vị này lại tiếp tục chính sách của Gia Cát Lượng, nên sau gần 20 năm Gia Cát Lượng qua đời, nước Thục vẫn không hề nao núng trước các thế lực th.ù đ.ịch.

Sau Tưởng Uyển, Phí Vi, Khương Duy tiếp nối quân quyền. Dưới sự chỉ đạo của Khương Duy, nước Thục tiếp tục hành trình Bắc ph.ạt. Nhưng bấy giờ, do Lưu Thiện tin yêu hoạn quan Hoàng Hạo, nên tình hình kinh tế ch.ính tr.ị trong nước rối ren, các chính sách do Gia Cát Lượng đặt ra không còn được sử dụng.

Chính vào lúc tình hình đất nước có những biến đổi lớn, cho Khương Duy cửu ph.ạt trung nguyên (ch.iến tr.anh Thục Ngụy) tay trắng trở về, binh lính h.y s.inh thương vong vô số, dân chúng ai oán sục sôi.

Trước khi nước Ngụy ᴛấɴ ᴄôɴɢ, nước Thục đã rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chéo trên cả ch.ính tr.ị, kinh tế và quân sự. Tới khi quân Ngụy tiếp giáp chân thành, Lưu Thiện vô phương chống chọi, cuối cùng đầu h.àng Tào Ngụy, nước Thục chính thức đi tới ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ.