Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Vân cả đời không gặp phải đối thủ có thể đ.ánh bại được ông. Vì thế mà rất nhiều người đã đặt nghi vấn và cảm thấy tiếc rằng: Nếu Triệu Vân đối đầu với ba mãnh tướng này thì kết quả sẽ ra sao?
Triệu Vân cả đời chinh chiến gần như không gặp thất bại.
Triệu Vân tự là Tử Long, người huyện Chính Định, nay là tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Ông là danh tướng vào thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc.
Triệu Vân là một danh tiếng nhà Thục Hán thời Tam Quốc, được ca tụng là “Thường Thắng tướng quân”. Ông cả đời chinh chiến hàng trăm trận, gần như không phải nếm mùi thất bại. Cho dù là lúc thanh niên hay lớn tuổi, ông đều vô cùng dũng mãnh, được Lưu Bị khen rằng: “Tử Long toàn thân đều là can đảm”.
Có thể nói trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Vân cả đời không gặp phải đối thủ có thể đ.ánh bại được ông. Vì thế mà rất nhiều người đã đặt nghi vấn và cảm thấy tiếc rằng: Nếu Triệu Vân đối đầu với ba mãnh tướng này thì kết quả sẽ ra sao?
Thứ nhất: Lữ Bố
Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố.
Lai lịch và danh tiếng của Lữ Bố vào thời Tam Quốc được gói gọn trong câu “nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố” luôn như sấm bên tai.
Khi 18 lộ chư hầu cùng nhau thảo ph.ạt Đổng Trác, tại Hổ Lao Quan, Lữ Bố ngạo thế quần hùng, đ.ánh bại và ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ vô số mãnh tướng của các chư hầu, phải đến khi tam anh Lưu-Quan-Trương cùng nhau hiệp lực mới đ.ánh đuổi được Lữ Bố.
Triệu Vân ban đầu lai lịch và danh tiếng không nhiều người biết đến nhưng chính Tào Tháo khi lần đầu nhìn thấy Triệu Vân chiến đấu cũng phải thốt lên rằng: “Không ngờ trên đời lại có người dũng mãnh hơn cả Lữ Bố”. Triệu Vân xuất hiện lần đầu tại trận chiến Giới Kiều.
Lúc đó, Công Tôn Toản bị Văn Xú ᴛʀᴜʏ sáᴛ, sinh mạng khó giữ. Vào thời khắc quyết định, Triệu Vân đuổi kịp, ngăn cản và đ.ánh lui Văn Xú. Khi Viên Thiệu chiêu an 18 lộ chư hầu phạt Đổng Trác, Triệu Vân vì cái ᴄʜếᴛ của huynh trưởng mà không có mặt, nên đã bỏ lỡ cơ hội giao đấu với Lữ Bố. Đến khi Lữ Bố bị Tào Tháo x.ử t.ử, hai người được đánh giá là mạnh nhất Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn không có dịp gặp nhau, để lại một niềm nuối tiếc.
Thứ hai: Điển Vi
Điển Vi là một mãnh tướng can trung nghĩa đảm, sức lực phi thường.
Điển Vi là một mãnh tướng thủ hạ của Tào Tháo, hiệu xưng “Á.c Lai”. Điển Vi có sức lực phi thường, một chiếc cờ Nha Môn cao to mà mười mấy người không nâng được, Điển Vi chỉ cần một tay là có thể dễ dàng nhấc lên.
Tại trận chiến Uyển Thành, Điển Vi vì bảo vệ Tào Tháo mà chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên trong tình cảnh bị tr.ộm mất binh kh.í “song kích”, Điển Vi vẫn có thể một mình địch lại trăm người, giúp Tào Tháo thoát khỏi h.iểm ng.uy, đủ để chứng minh sự dũng mãnh của ông.
Thật đáng tiếc vì nhiệm vụ chủ yếu của Điển Vi là làm hộ vệ bên cạnh Tào Tháo, cũng giống như Triệu Vân có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho Lưu Bị, nên hai người không có dịp giao đấu trên chiến trường. Điển Vi sức khỏe hơn người, lực chiến vô cùng cường dũng. Triệu Vân võ nghệ cao cường, thương pháp tinh diệu. Nếu hai người giao đấu chắc chắn sẽ là một trận chiến kinh điển.
Thứ ba: Mã Siêu
Tại trận Đồng Quan, Mã Siêu đã đ.ánh cho Tào Tháo mất hình bỏ chạy, chút nữa mất mạng nếu Hứa Chử không xuất hiện kịp thời. Còn tại trận Trường Bản, Triệu Vân thất tiến khí xuất, một mình lao vào đại quân Tào, ɢɪếᴛ hơn 50 chiến tướng, khiến Tào Tháo nể s.ợ.
Tại Hà Manh, dưới chướng Lưu Bị lúc đó có thể ngăn cản Mã Siêu chỉ có Triệu Vân và Trương Phi, tiếc rằng Triệu Vân đã dẫn quân đi ra ngoài nên đã bỏ lỡ cơ hội giao đấu với Mã Siêu. Triệu Vân và Mã Siêu đều là cao thủ dùng thương, hai người một khi giao đấu, thương pháp biến ảo, chắc chắn sẽ hấp dẫn không kém trận đấu giữa Mã Siêu với Trương Phi hay Hứa Chử.
Tiếc rằng trận đánh giữa hai người đã không bao giờ diễn ra khi Mã Siêu quyết định đầu quân cho Lưu Bị.
Theo Hoa Anh Thịnh /Đời Sống & Pháp Luật