Dân gian biết câu chuyện Lưu Bị phải ba lần tới lều tranh để mời Gia Cát Lượng xuất núi để cùng ông mưu tính đại sự, tuy nhiên thực tế lịch sử lại cho thấy một sự thật khác.

Gia Cát Lượng là một quân sư toàn tài có khả năng “liệu việc như thần”, một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, dân gian vẫn thường lưu truyền câu chuyện Lưu Bị ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng cũng như sự trân trọng tài năng tuyệt đỉnh của Lượng.

Trong mắt của người đời sau, khi Gia Cát Lượng đồng ý về bên Lưu Bị làm quân sư, hai người thân thiết và gắn bó như cá với nước. Lưu Bị và Gia Cát Lượng trở thành hình mẫu chuẩn trong quan hệ quân – thần.

Tuy nhiên, theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI, nếu điểm lại một số sự kiện trong thực tế lịch sử Trung Quốc, người ta hiểu rằng, sau khi Lưu Bị tam cố thảo lư đến khi gửi con ở Thành Bạch Đế, quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng không hề thân thiết như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” khắc họa. Khổng Minh càng không phải là người Lưu Bị ưu ái nhất ở nước Thục.

Sau khi xưng đế tại Thành Đô, Lưu Bị vẫn rất mực tin tưởng Gia Cát Lượng. Nhưng nếu khi Lưu Bị thực sự thống nhất được thiên hạ, Gia Cát Lượng sẽ sống hay ᴄʜếᴛ? Đây có lẽ là một câu hỏi mà không ít người quan tâm.

Năm Chương Vũ thứ nhất (năm 221), sau khi Tào Phi soán ngôi nhà Hán lập chính quyền Tào Ngụy, Lưu Bị lập tức xưng đế tại Thành Đô, lấy quốc hiệu “Hán”, niên hiệu là “Chương Vũ”.

Lưu Bị sinh năm 161, thời điểm này đã sáu mươi tuổi, chắc hẳn ông cũng biết con đường phục hưng nhà Hán của mình đã đạt tới đỉnh cao huy hoàng.

Trong bối cảnh ấy, Lưu Bị khó có thể nảy sinh ý định ɢɪếᴛ công thần mà cụ thể là Gia Cát Lượng, chuyện quan trọng hơn lúc bấy giờ vẫn là tìm Gia Cát Lượng bàn bạc.

Hình ảnh 2 nhân vật Lưu Bị (bên trái) và Gia Cát Lượng (bên phải) trên phim.

Cùng năm ấy, Lưu Bị còn dấy binh thảo ph.ạt Đông Ngô để ʙáᴏ ᴛʜù cho đại tướng quân và cũng là em kết nghĩa của mình là Quan Vũ. Có thể thấy Lưu Bị là người chú trọng nghĩa quân thần. Với một Hoàng đế mới muốn ổn định lòng quân và lòng dân, điều này có ích lợi hết sức to lớn.

Lưu Bị sẽ không làm ra những việc ng.u xuẩn lợi đ.ịch h.ại mình như ɢɪếᴛ Gia Cát Lượng trước. Sự tin tưởng và ỷ lại vào Gia Cát Lượng về mặt sự nghiệp của Lưu Bị cũng bảo đảm cho việc ông sẽ không ɢɪếᴛ Gia Cát Lượng.

Một khi Lưu Bị khôi phục được nhà Hán, ông chắc chắn sẽ thỉnh cầu Gia Cát Lượng thêm một lần nữa, mong Gia Cát Lượng đẩy vị trí Hoàng đế về phía mình, thay vì để Hán Hiến Đế Lưu Hiệp trở lại vị trí vốn dĩ là của ông ta.

Mà với quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng chắc chắn cũng càng mong muốn Lưu Bị làm Hoàng đế chứ không phải Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.

Lúc này quan hệ giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị sẽ tiến thêm một bước, mối liên hệ và tình bạn giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị cũng sẽ thêm thăng hoa.

Nhưng đây mới chỉ là thời điểm Lưu Bị xưng đế, phân tranh thiên hạ với Tào Ngụy và Đông Ngô mà thôi.

Còn khi Lưu Bị thực sự thống nhất được thiên hạ, lên làm Hoàng đế, Gia Cát Lượng sống hay ᴄʜếᴛ thì phải nhờ vào vận may của ông.