Lúc đánh vào Thành Đô, có một nhân vật luôn khiến Lưu Bị phải nhau mày, sau vì thế mà rước ʜọᴀ sáᴛ ᴛʜâɴ.
Bên cạnh những kỳ nhân dị sĩ hay hiên hùng hổ tướng, bức tranh về lịch sử Tam Quốc sẽ không thể hoàn chỉnh nếu không có những nhân vật phụ làm nền. Trong đó, có một nhân vật chỉ thuộc dạng tép riu, nhưng lại khiến hùng chủ Lưu Bị hết sức ᴄăᴍ ʜậɴ ᴠà ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ, dù Gia Cát Lượng ra sức cầu xin nhưng cũng vô dụng.
Lưu Bị khởi binh năm Công Nguyên 194 tại Trác Quận. Mười mấy năm sau đó, ông tham gia vô số trận đánh, đích thân chỉ huy không ít trận lớn, nhưng đa phần đều thất bại. Tuy nhiên, những lần nhờ may mắn mới có thể sống sót đó không khiến Lưu Bị nhụt chí, mà ông còn biết chớp lấy thời cơ để hồi phục lại binh lực, khiến người khác không thể không khâm phục.
Đặc biệt là đến khi được Gia Cát Lượng phò tá, Lưu Bị bắt đầu lật ngược thế cục. Trải qua mấy mươi năm gian khổ, ông cuối cùng đã có thể xưng bá một phương.
Tuy nhiên, lúc đánh vào Thành Đô, có một nhân vật luôn khiến Lưu Bị phải nhau mày, sau vì thế mà rước ʜọᴀ sáᴛ ᴛʜâɴ. Người này tên Trương Dụ.
Trương Dụ là một thầy đồ sấm, hay nói cách khác là một thấy bói, một nghề luôn thích đưa ra những phán đoán tương lai của người khác, mà hầu như đếu là nói phiếm nói liều vô căn cứ.
Tuy nhiên, người xưa lại vô cùng tin tưởng loại hình huyễn hoặc này, đặc biệt là vào thời Hán. Trương Dụ cũng vì dựa vào bản lĩnh nói hươu nói vượn của mình mà tạo dựng được chút danh tiếng, rồi được trở thành thủ hạ của Lưu Chương, lãnh chúa cai quản vùng ích Châu rộng lớn.
Năm 214, sau khi Lưu Bị làm chủ Thành Đô, để có thể ổn định thế cục và trấn an lòng dân, ông đã cất nhắc rất nhiều bộ hạ cũ của Lưu Chương. Trương Dụ vì thế cũng được trở thành Hậu bộ Tư mã, Phó Tư lệnh hậu quân Thục Hán. Có thế thấy, Lưu Bị cũng khá ᴍê ᴛíɴ và tin vào những lời sấm của Trương Dụ. Thế nhưng sau đó, những vở “tuồng kịch” của Trương Dụ lại trở thành cái gai trong mặt của Lưu Bị.
Năm 218, sau khi Tào Tháo vừa mới chiếm được Hán Trung, liền giao cho Hạ Hầu Uyên trấn giữ, còn mình quay về Nghiệp Thành.
Lưu Bị nhìn thấy cơ hội, muốn nhân lúc Tào Tháo không có mặt mà đoạt lại Hán Trung, bởi nơi này như bức bình phong che chắn cho Ích Châu. Không có Hán Trung, Thục Hán khó có thể bảo đảm an ninh.
Theo thói quen hành quân của người xưa, trước khi đại quân xuất binh thường sẽ bói quẻ hung cát. Thân làm thầy đồ sấm nổi tiếng vùng Ích Châu, đã khuyên Lưu Bị không nên tiến quân nếu không sẽ chuốc lấy thất bại. Nhưng kết quả Lưu Bị lại toàn thắng trở về.
Trương Dụ sau đó tiếp tục l.oạn ngôn, dự đoán mệnh vận nhà Hán đã tận, giang sơn Lưu Thị sớm sẽ bị ch.iếm đ.oạt, còn chỉ rõ thời gian cụ thể. Sự việc sau đó đến tai Lưu Bị khiến ông vô cùng tức giận. Lưu Bị sai người bắt giam Trương Dụ, đồng thời công bố tội danh chủ trương không đánh Hán Trung và hạ lệnh x.ử t.ử Trương Dụ.
Rất nhiều người sau đó đều cảm thấy bất ngờ và khó hiểu với quyết định của Lưu Bị, bởi ông trước giờ chưa bao giờ ɢɪếᴛ người chì vì tức giận.
Gia Cát Lượng khi đó đã cầu xin Lưu Bị bớt giận mà tha mạng cho Trương Dụ, nhưng Bị nói: “Phương lan sinh môn, bất đắc bất sừ”. Câu nói nổi tiếng này của Lưu Bị sau đã trở thành tục ngữ, có nghĩa là người cho dù tài năng đến đâu nhưng nếu cản trở đường đi, thì không thể không loại bỏ.