Thục Hán đã từng có không ít kẻ 𝘱𝘩𝘢̉𝘯 𝘣𝘰̣̂𝘪 và sự 𝘱𝘩𝘢̉𝘯 𝘣𝘰̣̂𝘪 của những kẻ này đã đem tới 𝘵𝘢𝘪 𝘩𝘰𝘢̣ không hề nhỏ cho tập đoàn chính trị của Lưu Bị. Thế nên Lưu Bị 𝘩𝘢̣̂𝘯 họ đến tận xương tuỷ cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, Lưu Bị có 𝘩𝘢̣̂𝘯 thì cũng chẳng thể làm được gì bởi sau khi 𝘱𝘩𝘢̉𝘯 𝘣𝘰̣̂𝘪 Thục Hán, tháo chạy tới phe cánh kẻ địch, những kẻ này có được sự bảo vệ của đối thủ. Điều này khiến Lưu Bị không thể làm gì họ.

1. My Phương, Phó Sĩ Nhân

My Phương, tự Tử Phương, người huyện Cù, quận Đông Hải (nay là Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô).

My Phương vốn là thuộc hạ của Từ Châu mục Đào Khiêm, sau khi Tào Tháo có được Từ Châu, My Phương và My Trúc quy thuận Tào Tháo, cùng nhau đầu quân cho Lưu Bị.

Sau khi vào dưới trướng của Lưu Bị, hai người nhận được sự trọng dụng của Lưu Bị, Lưu Bị còn lấy em gái của My Phương là My phu nhân làm vợ, vậy là hai anh em trở thành thông gia với Lưu Bị.

Sau khu Lưu Bị xưng Hán Trung Vương, ông đã bổ nhiệm My Phương làm Thái thú quận Nam.

Phó Sĩ Nhân, tự Quân Nghĩa, người U Châu, quận Quảng Dương (nay thuộc Bắc Kinh). Phó Sĩ Nhân là tướng lĩnh trong tay Lưu Bị, rất được Lưu Bị trọng dụng. Về sau ông làm việc dưới quyền Quan Vũ.

Hình ảnh nhân vật My Phương trên phim. 

Khi diễn ra trận Tương Dương – Phàn Thành, Quan Vũ đem quân tiến đánh Phàn Thành của Tào Nguỵ, dìm 𝘤.𝘩.𝘦̂́.𝘵 bảy đạo quân, bắt sống được danh tướng Vu Cấm và Bàng Đức của Tào Nguỵ, giành được không ít thành quả.

Vào thời điểm quan trọng, Tào Tháo liên minh với Tôn Quyền đối phó với Quan Vũ. Tôn Quyền cũng muốn nhân thời cơ Quan Vũ đi chinh chiến, Kinh Châu không có người cầm đầu để đoạt lấy Kinh Châu.

Khi Quan Vũ đem quân tiến đánh Phàn Thành, có để lại My Phương và Phó Sĩ Nhân trấn thủ Kinh Châu, nhưng ngày thường Quan Vũ rất khinh thường họ.

Trước trận Tương Dương – Phàn Thành, hai người không hoàn thành được nhiệm vụ cung ứng vật tư cho quân đội, Quan Vũ tuyên bố khi quay lại sẽ xử lý, việc này khiến họ rất sợ hãi, cuối cùng sau khi Lã Mông “áo trắng qua sông”, họ đã nghe theo lời của du thuyết của Đông Ngô, đem quân tới đầu hàng Lã Mông, Kinh Châu cũng rơi vào tay Đông Ngô.

Khi Quan Vũ đang gian khổ chiến đấu ở tiền tuyến, nghe tin quận Nam đã rơi vào tay Đông Ngô, ngay tức khắc lòng quân rối loạn, bị danh tướng Từ Hoảng của Tào Nguỵ đánh bại, sau đó ông lại bị Lã Mông đánh bại.

Sau khi Quan Vũ tháo chạy về Mạch Thành, Đông Ngô vẫn không chịu buông tha cho ông, cho quân đuổi theo và 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 hại. Quan Vũ bị 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵, Kinh Châu bị c.ướp, Thục Hán tổn thất nặng nề, thế nên Lưu Bị vô cùng c.ăm 𝘩𝘢̣̂𝘯 My Phương và Phó Sĩ Nhân. Thế nhưng sau khi họ tháo chạy tới Đông Ngô, Lưu Bị cũng chẳng thể làm được gì.

Đối với kẻ 𝘱𝘩𝘢̉𝘯 𝘣𝘰̣̂𝘪, rất nhiều người có thái độ coi thường. Thế nên dù đã trốn chạy được tới Đông Ngô, My Phương vẫn bị người bên phía Đông Ngô thầm khinh thường, nhất là tướng lĩnh Ngu Phiên của Đông Ngô.

Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.

Người này từng nhiều lần sỉ nh.ục My Phương. Có một lần, Ngu Phiên đi ngang qua nơi đóng quân của My Phương, bởi vì quan lại vẫn chưa mở cửa, Ngu Phiên 𝘵𝘶̛́𝘤 𝘨𝘪𝘢̣̂𝘯 quát to: “Cửa cần mở ra lại đóng, cửa cần đóng lại mở ra, đâu ra kiểu làm việc như thế này?” để mỉa mai việc My Phương đầu hàng Lã Mông.

Sau khi Phó Sĩ Nhân tới Đông Ngô, không có thêm ghi chép nào liên quan tới ông nữa. Ông là một nhân vật nhỏ, bởi vì có vết nhơ 𝘱𝘩𝘢̉𝘯 𝘣𝘰̣̂𝘪 chúa công, thế nên cũng không nhận được sự trọng dụng của Tôn Quyền.

2. Phạm Cường, Trương Đạt

Phạm Cường và Trương Đạt là hai bộ tướng của Trương Phi. Sau khi Quan Vũ bị Đông Ngô 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 h.ại, Trương Phi hết sức đau đớn, bởi hai tình cảm giữa họ thân thiết như anh em. Trương Phi bàn với Lưu Bị cùng dấy binh tấn công Đông Ngô, 𝘣𝘢́𝘰 𝘵𝘩.𝘶̀ cho Quan Vũ.

Nhưng trong thời gian chuẩn bị đem quân đi tấn công Đông Ngô, Trương Phi buồn phiền bởi cái 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵 của Quan Vũ, thường xuyên mượu 𝘳.𝘶̛.𝘰̛̣.𝘶 giải sầu. Nhưng mỗi khi uống 𝘳.𝘶̛.𝘰̛̣.𝘶 say, Trương Phi lại thích đánh mắng binh lính để trút giận.

Hai thuộc hạ của Trương Phi là Phạm Cường và Trương Đạt không chịu được sự chửi mắng đánh đập của ông, cuối cùng, nhân lúc Trương Phi ngủ say, họ đã 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 hại ông, sau đó đem theo đầu của ông tới Đông Ngô, đầu hàng Tôn Quyền.

Hình ảnh nhân vật Trương Phi trên phim.

Hành động này của Phạm Cường, Trương Đạt khỏi phải nói đã khiến Lưu Bị 𝘤𝘢̆𝘮 𝘱𝘩𝘢̂̃𝘯 đến nhường nào. Không chỉ đ𝘰𝘢̣𝘵 𝘮𝘢̣𝘯𝘨 người em kết nghĩa gắn bó, hai kẻ đó còn khiến nội bộ Thục Hán mất đi một tướng lĩnh quan trọng, gián tiếp gây ra một chuỗi đổ vỡ cho nước Thục.

3. Mạnh Đạt

Mạnh Đạt, tự Tử Độ, ban đầu là bộ tướng của Lưu Chương, về sau quy thuận Lưu Bị. Khi diễn ra trận Tương Dương – Phàn Thành, ông và Lưu Phong cùng trấn thủ Thượng Dung.

Sau khi Quan Vũ thua trận, có phái người cầu cứu Lưu Phong và Mạnh Đạt, nhưng hai người họ đã từ chối cứu viện, cuối cùng khiến Quan Vũ bị 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵, Kinh Châu bị Đông Ngô c.ư.ớp mất.

Bởi vì thế, Lưu Bị vô cùng 𝘤𝘢̆𝘮 𝘱𝘩𝘢̂̃𝘯 hai người này. Lưu Bị hạ lệnh cho con nuôi của mình là Lưu Phong phải 𝘵.𝘶̛̣ 𝘴.𝘢́𝘵, Mạnh Đạt trước đó vì sợ hãi nên đã đầu hàng Tào Nguỵ, thoát được cảnh 𝘮.𝘢̂́𝘵 𝘮.𝘢̣𝘯𝘨.

1 trường hợp ngoại lệ

Cũng là một phản tướng thực sự nhưng Hoàng Quyền lại nhận được sự cảm thông của Lưu Bị

Ban đầu Hoàng Quyền là thuộc cấp của Lưu Chương, bởi từng khuyên Lưu Chương đừng đón Lưu Bị vào đất Tứ Xuyên nên đã bị Lưu Chương giáng chức.

Lưu Chương không chịu nghe lời khuyên, cuối cùng dẫn sói về nhà, bị Lưu Bị c.ư.ớp lấy Ích Châu, Hoàng Quyền cũng trở thành thuộc hạ của Lưu Bị.

Hoàng Quyền rất trung thành với Lưu Bị, thế nên đã được Lưu Bị trọng dụng, được đi theo Lưu Bị tham gia trận Hán Trung và chiến dịch phạt Ngô.

Hình ảnh nhân vật Hoàng Quyền trên phim.

Khi tấn công Giang Đông, chiến lược của Lưu Bị xảy ra sai sót, thất bại nặng nề trước Lục Tốn ở Di Lăng. Sau khi thua trận, thời điểm Hoàng Quyền muốn rút quân, đường về đã bị Đông Ngô chặn đứng, không thể quay về Thục Hán nữa.

Thế nhưng Hoàng Quyền lại không muốn đầu hàng Đông Ngô, bởi thế ông đã đem quân đi đầu hàng Tào Nguỵ.

Sau khi Hoàng Quyền đầu hàng Tào Nguỵ, người ở Thục Hán hết sức 𝘤𝘢̆𝘮 𝘱𝘩𝘢̂̃𝘯, đòi 𝘨𝘪.𝘦̂́.𝘵 cả nhà ông để trút giận, nhưng Lưu Bị nói: “Cô phụ Hoàng Quyền, Quyền bất phụ cô dã.” Có nghĩa là, ta đã phụ lòng Hoàng Quyền, Hoàng Quyền lại chẳng phụ lòng ta.

Lưu Bị còn dặn dò phải đối xử tốt với người thân của Hoàng Quyền, việc này khiến Hoàng Quyền rất cảm động. Sau khi Lưu Bị qua đời, Hoàng Quyền còn khóc vì ông.