Quan Vũ và Triệu Vân đều được liệt vào hàng Ngũ Hổ tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Người là anh em kết nghĩa vườn đào, người lại là hộ vệ thân cận của Lưu Bị nên có thể nói đó là “cánh tay trái, tay phải” của chủ vương Thục Hán.

Triệu Vân (tên tự là Tử Long, người vùng Thường Sơn) là danh tướng thời kỳ cuối nhà Hán ở thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Nổi tiếng với võ nghệ cao cường, suy nghĩ thấu đáo lại tận trung vì nước, Triệu Vân được xem là khai quốc công thần nhà Thục Hán, được binh sĩ ca ngợi là “Hổ uy tướng quân”.


Triệu Vân là người bình tĩnh, khéo léo và cẩn thận

Trước khi đi theo Lưu Bị, Triệu Vân vốn là tướng dưới trướng Công Tôn Toản. Khi các chư hầu kết đồng minh, Lưu Bị cũng có dịp kết giao cùng Công Tôn Toản. Ngay từ những ngày ấy, Lưu Bị không ít lần “mượn dùng” Triệu Vân để đi đánh gi.ặ.c cùng. Mối quan hệ giữa hai người dần dần trở nên thân thiết.

Sau cái ch.ế.t của Công Tôn Toản, Triệu Vân tìm tới Lưu Bị và được ông thu nhận và kể từ đó Triệu Vân hết lòng hết sức vì Thục Hán, vì Lưu Bị.

Tam quốc diễn nghĩa mô tả ông là mãnh tướng muôn người không địch nổi, cả đời giao chiến với không ít người và nổi tiếng nhất với màn đơn thương độc mã phá vòng vây của hàng vạn quân Tào Ngụy, cứu ấu chúa.

Còn với Quan Vũ, sau khi đi theo Lưu Bị, tên tuổi của Quan Vũ ngày càng vang xa, anh hùng khắp nơi đều ngưỡng mộ và muốn được kết giao. Tào Tháo khi b.ắ.t sống Quan Vũ cũng rất muốn có được “tâm” của ông mà không tiếc tặng cho ngựa Xích Thố, phong quan tước, ban phủ đệ cùng gấm vóc mỹ nữ, thế nhưng tất cả đều không thể làm “tâm” của Quan Vũ lay chuyển.


Quan Vũ là người trọng nghĩa nhưng kiêu ngạo

Khi biết Lưu Bị đang nương nhờ tại chỗ Viên Thiệu, Quan Vũ kiên quyết một mình hộ tống hai vị đại tẩu vượt ngàn dặm để về với vị huynh trưởng của mình. Cùng với các chiến tích lẫy lừng lập được, Quan Vũ được người đời lưu truyền cùng với nhiều sự tích hào hùng, thậm chí còn được hậu nhân gọi là “Võ Thánh”, lập miếu tôn thờ.

Tuy nhiên, có một điều khá kỳ lạ là trong mỗi trận chiến, Triệu Vân thường là người xung phong dẫn đầu nhưng tại sao lại không bao giờ bị trúng tên. Điều này hoàn toàn trái ngược với Quan Vũ khi Quan Vân Trường thường xuyên bị tên b.ắ.n trúng. Có một số lý do có thể giải thích cho sự khác biệt này.

Đầu tiên là do cá tính mỗi người, Quan Vũ và Triệu Vân có sự khác biệt rất lớn ở đây, hai người như trời và đất luôn luôn cách biệt vậy. Triệu Vân là người điềm tĩnh, hành sự tỉ mỉ, trong khi Quan Vũ là người rất kiêu ngạo, khinh suất.

Dựa vào ᴠũ ᴋʜí mà hai người sử dụng cũng có thể thấy được tính cách khác biệt của mỗi người. Quan Vũ sử dụng đại đao nên khi giao tranh chủ yếu dùng sức lực để chiến đấu. Triệu Vân sử dụng ᴠũ ᴋʜí là trường thương, đòi hỏi người sử dụng phải bình tĩnh, khéo léo và cẩn thận.

Tiếp theo là Triệu Vân vốn thông thạo sử dụng cung tiễn nên bình thường cũng rất hay nghiên cứu tiễn pháp, không ngừng nâng cao kỹ thuật bản thân, thế nên sự am hiểu này giúp Triệu Vân có thể nhận ra hướng tên và dễ dàng tránh né.

Quan Vũ chỉ tập trung vào luyện võ dùng đ.a.o, khi giao đấu cận chiến có thể dũng mãnh nhưng gặp cung tiễn tầm xa lại rất khó khăn. Trong trận giao chiến với Hoàng Trung, chính Quan Vũ đã thừa nhận rằng nếu Hoàng Trung bắn tên thật thì ông đã mất mạng.

Cuối cùng là sự khác biệt ở ý thức phòng bị. Triệu Vân trước khi lâm trận thường trang bị vũ trang cho mình rất hoàn hảo. Quan Vũ khi ra trận thì chỉ khoác lục bào, mũ vải và cầm trường đao. Điều này cũng thể hiện rõ sự khác biệt giữa thận trọng và khinh suất của mỗi người.

Ngoài ra cũng không thể loại trừ khả năng Triệu Vân may mắn hơn Quan Vũ, nhưng chắc chắn rằng cả hai đều là viên mãnh tướng bất phàm, một đời anh hùng lưu danh sử sách.