Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là kỳ phùng địch thủ của nhau, đánh nhau rất nhiều lần nhưng không ai chịu ai. Vậy ta thử so sánh xem giữa hai người này, sở trường sở đoản của mỗi người ra sao.
Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng dàn quân đánh nhau hơn 100 ngày, Gia Cát Lượng mấy lần khiêu chiến, Tư Mã Ý kiên trì không đánh. Gia Cát Lượng phái người gửi cho Tư Mã Ý chiếc váy phụ nữ. Tư Mã Ý cả giận viết thư hẹn giao chiến. Vua nhà Ngụy phái Vệ úy Tần Bì tay cầm sử tiết đảm nhiệm vai trò quân sư đến kiềm chế Tư Mã Ý.
Hộ quân Ngụy Diên nói với Gia Cát Lượng: “Tần tá trị giữ sử tiết đến rồi, quân địch khẳng định không thể xuất chiến”. Gia Cát Lượng nói: “Tư Mã Ý vốn không có ý muốn xuất chiến, cho nên kiên trì mời ta xuất chiến để thị uy với bộ hạ nhằm kích động sĩ khí. Tướng quân ở trong quân, lệnh của đế vương có thể không theo, nếu ông ta thật có thể chiến thắng ta, cần gì phải không quản xa ngàn dặm đi thỉnh thị?”
Gia Cát Lượng nổi danh thời Tam Quốc về tài trí.
Có lẽ những ai đã đọc qua Tam Quốc đều biết điển tích trên. Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng đều là nhân vật cực kỳ nổi danh thời Tam Quốc. Vậy thực lực của họ ai cao hơn ai?
Nếu lấy thành bại luận anh hùng, Tư Mã Ý đương nhiên là thắng. Ông ta là người thắng chung cuộc. Con cháu Tư Mã Ý đã thống nhất 3 nước. Từ phẩm chất đạo đức mà nói, Gia Cát Lượng có ưu thế hơn. Ông với Lưu Bị quân thần tương tri, đối với Thục Hán cúc cung tận tụy, là khuôn mẫu một danh thần cổ đại.
Tư Mã Ý trước kia là bề tôi nhà Hán, vì bất mãn Tào Tháo có mưu đồ diệt Hán nên mới cáo bệnh nằm nhà không ra làm quan. Sau đó bị Tào Tháo lôi kéo đã hoàn toàn thay đổi tâm tính, ra sức ủng hộ Tào Tháo xưng vương xưng bá. Sau khi Tào Tháo chết, ông lại giúp Tào Phi xưng vương soán ngôi nhà Hán. Sau khi quyền lợi cá nhân đạt đến tột đỉnh, lại tích cực mưu tính soán ngôi nhà Ngụy. Vì quyền lực cá nhân đã bất chấp thủ đoạn.
Gia Cát Lượng góp công lớn gây dựng lên nhà Thục.
Nói về năng lực, hai người danh tiếng còn mãi thiên thu, khó phân cao thấp. Trong hai lần cuối cùng Gia Cát Lượng xuất quân ra Kỳ Sơn, hai người đã trực tiếp giao đấu, có thắng có bại nhưng không thể đánh bại hoàn toàn đối phương.
Tư Mã Ý chiếm ưu thế binh lực mà thủ thắng, có thể nói lấy cái giá thấp nhất ép đẩy lùi thế công của quân Thục. Gia Cát Lượng lấy lực lượng một châu đối kháng lực lượng một nước, địa lợi cũng không chiếm ưu thế mà có thể ép quân Ngụy kiên trì phòng thủ không ra cũng là làm đến hết tài trí, sau khi chết cũng đã được Tư Mã Ý công nhận.
Trên lĩnh vực nội trị, hai người cũng đều rất có thành tựu, địa vị cũng đều làm đến những chức vụ nắm thực quyền quốc gia trong tay. Ở phương diện nhìn thấu tài năng của người khác để bổ nhiệm, Gia Cát Lượng không bằng Tư Mã Ý. Khi hai người trực tiếp giao phong, Mạnh Đạt đã bỏ Ngụy theo Thục. Cả hai người đều biết Mạnh Đạt là một người phản phúc vô thường lại đa nghi mà đất Thượng Dung lại là nơi hiểm yếu. Tư Mã Ý đã quyết đoán trước hết viết thư làm yên lòng Mạnh Đạt, sau đó xuất kỳ binh trong vòng 8 ngày đuổi đến Thượng Dung. Rồi lại lập tức xuất binh đồng thời khuyến hàng thuộc hạ của Mạnh Đạt. Ông ta đã nhìn thấu lòng dạ Mạnh Đạt và các thuộc hạ, dám mạo hiểm. Trong khi đó Gia Cát Lượng chỉ viết thư cảnh cáo Mạnh Đạt một lần, cũng không nhanh chóng có hành động quân sự nên bị mất thời cơ.
Tư Mã Ý vì hậu nhân mà đặt cơ sở cho việc soán ngôi đổi triều đại.
Việc dùng người của Gia Cát Lượng không nghi ngờ gì là không thành công. Những người được dùng như Mã Tốc, Dương Nghi, Ngụy Diên, Lý Nghiêm đều có tật, sau đó đều phạm các sai lầm lớn. Trong việc đó, Gia Cát Lượng phải chịu trách nhiệm rất lớn. Bất kể đối thủ hay là thuộc hạ, Tư Mã Ý khi nắm bắt đều rất chuẩn xác, thậm chí ngay cả thọ mệnh của Gia Cát Lượng cũng nằm trong dự liệu của ông ta. Điểm này cũng là một thành công của Tư Mã Ý.
Tổng kết lại thì Gia Cát Lượng lợi hại về trí mưu. Gia Cát Lượng khi Bắc phạt nhiều lần bày kế đánh bại Tư Mã Ý. Trong khi đó, Tư Mã Ý chỉ có một lần thắng Gia Cát Lượng ở Nhai Đình. Luận về quyền mưu thì Tư Mã Ý lợi hại. Tư Mã Ý vì hậu nhân mà đặt cơ sở cho việc soán ngôi đổi triều đại. Trong khi đó Gia Cát Lượng lúc Bắc phạt thì nội bộ bất hòa nên một lần Bắc phạt phải rút lui. Hai người danh lưu thiên cổ, công và lỗi phải nên phân biệt không nên quá phiến diện.