Sự thông minh của Gia Cát Lượng quá lộ liễu, phô trương, khiến thanh thiếu niên nhìn vào cảm thấy rất khâm phục, nhưng lại khiến người trung niên cảm thấy nực cười. Lý do là bởi ngòi bút thiên vị của La Quán Trung.

Là nhân vật “chói lóa” nhất Tam Quốc, dường như Gia Cát Lượng chiếm hết hào quang của cả thời kì này, bất luận là ở diện mạo hay tài cán. Phương diện tài cán có thể dùng từ toàn tài để miêu tả, không chỉ tinh thông ch.ính tr.ị, mà dụng binh cũng như thần.

Về phương diện này, mặc dù Trần Thao trong cuốn “Tam Quốc chí – Thục kí – Gia Cát Lượng truyện” khi ghi chép về Khổng Minh có “tém” lại một chút, nhưng sự thông minh tài trí của Gia Cát Lượng vẫn luôn khiến người khác phải kinh ngạc.

Đến tới “Tam Quốc diễn nghĩa”, trí thông minh của Gia Cát Lượng không còn là sự “chói lóa” nữa, thứ được thể hiện ra không còn là trí tuệ nữa, ngược lại nó là sự thông minh có phần lộ liễu, phô trương quá đà. Sự thông minh của Gia Cát Lượng chủ yếu được thể hiện ở ba phương diện (lấy “Tam Quốc diễn nghĩa” là căn cứ):

Thứ nhất là dụng binh

Còn nhớ khi còn trẻ, vì đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” mà quên luôn cả ngủ. Đọc tới đoạn Gia Cát Lượng ᴘʜóɴɢ ʜỏᴀ đốᴛ quân Tào đã cảm thấy vô cùng sảng khoái, dùng từ sùng bái để hình dung cũng không có gì là quá đáng. Mỗi một lần bên Tào dùng binh, Gia Cát Lượng đều có thể sự đoán được trước, rồi sau đó tùy tiện sắp xếp Quan Trương Triệu… mai ph.ục xử lý là xong, phía quân Tào dường như luôn rơi vào b.ẫ.y của Gia Cát Lượng, rồi bị đốᴛ ʙị ɢɪếᴛ trong sự ɴʜụᴄ ɴʜã.

Sự chênh lệch rõ nét như vậy, khi còn trẻ luôn cho rằng Gia Cát Lượng trí tuệ, Tào Tháo xuẩn ngốc. Giờ đọc lại, cảm giác xưa không còn nữa, cả bộ truyện giống như đang dành đất để Gia Cát Lượng có thể phô trương sự thông minh của mình.

Nhân vật Gia Cát Lượng trên màn ảnh nhỏ

Thứ hai là dụng kế

Gia Cát Lượng dường như là “Thần m.ư.u lược, thần chiến lược có một không hai” trong cả bộ truyện “Tam Quốc diễn nghĩa”. Đối tượng mà Gia Cát Lượng nhắm tới khi dụng k.ế, dường như không phải là Tào Tháo, mà là Chu Du.

Vì để đối phó Chu Du, Gia Cát Lượng trước tiên thi triển “thuyền cỏ mượn tiễn”, khiến Chu Du bội phục, rồi lại tới ᴋế ʜỏᴀ ᴄôɴɢ, khiến Chu Du cảm nhận được sự ᴜʏ ʜɪếᴘ. Dù bị Chu Du nhiều lần tìm cách ᴍưᴜ ʜạɪ, nhưng lần nào Gia Cát Lượng cũng có thể qua mặt. Lúc trẻ không hiểu thế sự, nay xem lại, cảm thấy có phần hơi quá.

Tuy nhiên, vẫn còn một thứ qu.á đ.áng hơn đó là, Chu Du mượn em gái của Tôn Quyền để m.ư.u mỹ nhân kế, mục đích là để ɢɪᴀᴍ ʟỏɴɢ Lưu Bị ở Đông Ngô. Nhưng Gia Cát Lượng luôn nhìn ra được trước mọi việc, không những giúp Lưu Bị thoát được khỏi hoàn cảnh ɴɢᴜʏ ʜɪểᴍ mà còn ôm được mỹ nhân về. Từ đó tạo ra màn kịch hay “đã mất phu nhân lại còn thiệt quân”. Lúc trẻ đọc tới cảnh này vô cùng khoái chí, còn lớn tiếng hùa theo “Chu Du thần cơ diệu toán, đã mất phu nhân lại còn thiệt thân.”

Hiện tại xem lại, cả quá trình đều là Gia Cát Lượng khôn lỏi, trí tuệ không phải quá cao minh. Còn Chu Du giống Tào Tháo, một mặt được khen là nhân tài tuyệt thế, một mặt lại bị “vạch” ra sự xuẩn ngốc không tưởng. Thì ra, tất cả là vì La Quán Trung muốn mỹ hóa Gia Cát Lượng mà đã tâng ông lên tận mây xanh.

Thứ ba, là nhìn người

Lần nhìn người nổi tiếng nhất của Gia cát Lượng là với Ngụy Diên.

Khi Ngụy Diên tới đ.ầu h.àng, Gia Cát Lượng đã mở miệng ra nói rằng phía sau đầu của Ngụy Diên có “xương ph.ản” (ở thời cổ đại, nó là biểu hiện của người dễ làm ph.ản, b.ất trung), chưa kể khi đó Ngụy Diên có đội mũ, dù có không đội mũ thì ngày xưa tóc người ta cũng dài, não hình gì cũng khó lòng mà nhìn ra, trừ phi dùng thuật “sờ xương”. Nhưng Gia Cát Lượng không sờ không nhìn, cứ thế mà phán Ngụy Diên:

“Ngộ quan Ngụy Diên não hậu hữu ph.ản cốt, cửu hậu tất ph.ản” (Xem hồi 53 trong “Tam Quốc diễn nghĩa”)

Lúc trẻ cho rằng Gia Cát Lượng quả là thần cơ diệu toán, muốn có năng lực siêu phàm như vậy, nay đọc lại, thấy thật nực cười.

Nếu Gia Cát Lượng quả thực là đại tài, khi lương tướng tới xin đầu quân, cớ gì lại ra vẻ cái “uy phong dởm” như vậy? Hà cớ gì phán xét một người qua loa đại khái như vậy? Nên nhớ rằng Gia Cát Lượng là người có tầm ảnh hưởng khi đó, đánh giá của Gia Cát Lượng về một người có thể ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh của họ trong mắt những binh sĩ khác.

Hơn nữa, khi Lưu Bị nói hộ Ngụy Diên, Gia Cát Lượng lại nói “nay ta ᴛʜᴀ ᴍạɴɢ cho người”, nếu Gia Cát Lượng quả thực là trung thần, sao có thể nói ra những lời ɴɢôɴɢ ᴄᴜồɴɢ như vậy. Bởi lẽ nghe khẩu khí của câu nói này, dường như Khổng Minh mới là chủ t.ử, còn Lưu Bị dường như phải lùi một bước.

Trên thực tế, Gia Cát Lượng trong chính sử quả thực là một trung thần, đáng tiếc là dưới ngòi bút của La Quán Trung, Gia Cát Lượng đã không còn nguyên vẹn, sự thông minh của ông quá lộ liễu, phô trương, khiến thanh thiếu niên nhìn vào cảm thấy rất khâm phục, nhưng lại khiến người trung niên cảm thấy nực cười.

Và có một điều rằng, khi trải đời rồi, khi bước vào tuổi trung niên, mới nhận ra được trí tuệ tiềm ẩn của một người khác không phải là Gia Cát Lượng.

(Theo Toutiao, Nguồn tư liệu tham khảo: Tam Quốc diễn nghĩa, Tam Quốc chí)