Nhân tài mà Tào Tháo bí mật để lại cho con trai Tào Phi nhằm chống lại Tư Mã Ý hóa ra không phải là người xa lạ.
Cuối thời nhà Đông Hán, thiên hạ đại loạn, quần hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ. Tuy nhiên, chỉ có 3 thế lực mạnh nhất vươn lên phân tranh thiên hạ, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Những cuộc đấu trí và lực liên tiếp xảy ra giữa ba tập đoàn chính trị mạnh nhất này với tâm huyết cùng tham vọng của Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. Thế nhưng người chiến thắng cuối cùng và có thể thống nhất Tam Quốc lại là gia tộc Tư Mã, trong đó có công rất lớn của Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý cả đời ẩn nhẫn, chờ thời để làm nên đại sự. Là người biết nhìn người và rất biết cách dùng người, ngay từ đầu, Tào Tháo đã có nhiều nghi vấn về Tư Mã Ý. Trong suốt thời gian nắm đỉnh cao của quyền lực, quả thực Tào Tháo luôn đề phòng và không trao thực quyền cho Tư Mã Ý.
Tào Tháo luôn đề phòng Tư Mã Ý.
Thậm chí, Tào Tháo còn từng cẩn thận căn dặn con trai là Tào Phi phải cẩn thận đề phòng vì: “Tư Mã Ý là kẻ không cam chịu làm bề tôi, sau này sẽ can dự vào đại sự của nhà họ Tào ta”. Dù lo ngại và luôn đề phòng Tư Mã Ý nhưng cuối cùng Tào Tháo cũng không ra tay giải quyết mưu sĩ này.
Thế nhưng trước khi “về trời”, để tránh việc Tư Mã Ý có thể can dự, phá hỏng cơ nghiệp của mình, Tào Tháo đã bí mật để lại một nhân tài phò tá cho Tào Phi. Đó chính là Tào Chân.
Tào Chân, tự Tử Đan, là một vị tướng, đại công thần của Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được đánh giá là một vị tướng tài giỏi và từng lập được nhiều chiến công lớn. Tào Chân từng phục vụ cho 3 đời Tào gia, đó là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Duệ.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, tác giả La Quán Trung tập trung tô đậm cho tài năng của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý, mà vô tình làm ‘mờ nhạt’ đi nhiều nhân vật. Tào Chân chính là một trong số đó.
Chẳng hạn, trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tư Mã Ý được mô tả là người đã đẩy lùi được hai cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Nhưng trên thực tế, đây lại là công lao của Tào Chân. Trong lịch sử Tam Quốc, Tào Chân không những có thể chống lại cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng, mà còn có khả năng trấn áp Tư Mã Ý không dám nổi loạn.
Tào Chân là mãnh tướng được Tào Tháo trọng dụng
Theo Ngụy lược, Tào Chân vốn mang họ Tần. Cha của ông là Tần Bá Nam, một người bạn lâu năm của Tào Tháo. Khi bị quân của Viên Thuật truy lùng vào năm 195, Tào Tháo từng trốn vào nhà của Tần Bá Nam. Khi đó, Tần Bá Nam đã tự nhận mình là Tào Tháo và cuối cùng m.ấ.t m.ạ.n.g. Kể từ đó, Tào Tháo đã nhận nuôi Tào Chân và coi như con mình.
Tào Chân là một vị tướng rất được Tào Tháo trọng dụng và tin tưởng.
Khi lớn lên, Tào Chân được Tào Tháo phong làm đội trưởng của Hổ Báo kỵ. đội kỵ binh tinh nhuệ, tuyển lựa có lẽ trăm người chọn một (theo Tam Quốc chí).
Năm 218, Lưu Bị dẫn quân tấn công Hán Trung. Tào Chấn cùng với Tào Hồng, Tào Hưu tiến quân đến huyện Hạ biên và đã đ.á.nh b.ạ.i Ngô Lan, một tướng dưới trướng của Lưu Bị. Nhờ chiến công này, Tào Chân được phong làm Trung Kiên tướng quân.
Tháng 9 cùng năm, Tào Chân trở về Trường An và được Tào Tháo cho thống lĩnh Trung Lĩnh quân. Chức vụ này cho thấy Tào Tháo tin tưởng Tào Chân đến mức nào.
Đến năm 219, Hạ Hầu Uyên t.ử. tr.ận trong trận ở núi Định Quân, Tào Tháo lo ngại phía Lưu Bị sẽ t.ấ.n c.ô.ng vào cửa ải Dương Bình. Do đó, Tào Tháo liền phong cho Tào Chân làm Chinh Thục hộ quân và cử ông cùng Từ Hoảng dẫn quân tới tấn công Cao Tường ở ải Dương Bình.
Kết quả, Tào Chân và Từ Hoảng đã đ.á.nh b.ạ.i Cao Tường và khiến quân Thục phải lui quân. Tuy nhiên, cùng năm 219, Tào Tháo quyết định lui quân về sau thất bại ở Hán Trung. Khi đang trên đường rút quân, Tào Tháo đã lệnh cho Tào Chân đến quận Võ Đô để hội quân với Tào Hồng, đồng thời truyền lệnh đến Trần Thương là rút lui.
Sau khi Tào Tháo q.u.a đ.ờ.i vào năm 220, Tào Phi kế thừa chức vị Ngụy vương. Tào Phi đã phong cho Tào Chân làm chức Trấn Tây tướng quân và lệnh cho ông tiến hành giám sát những hoạt động quân sự ở Ung Châu và Lương Châu ở phía Tây.
Đến cuối năm 220, sau khi cướp ngôi tử Hán Hiến Đế và thành lập nhà Ngụy, Tào Phi lên ngôi hoàng đế. Năm 222, Tào Phi phong cho Tào Chân làm Thượng quân Đại tướng quân, đồng thời giao toàn bộ binh quyền của nhà Tào Ngụy cho ông.
Có thể nói, Tào Phi rất coi trọng tài năng của Tào Chân. Chính vì thời kỳ Tào Phi trị vì, Tào Chân giành được quyền quản lý quân đội, do đó Tư Mã Ý đương nhiên không dám manh động.
Năm 226, Tào Phi lâm b.ệ.nh nặng và q.u.a đ.ờ.i. Con trai Tào Phi là Tào Duệ lên ngôi hoàng đế. Tào Duệ sau khi đăng cơ đã thăng chức cho Tào Chân là Thiệu Lăng hầu và phong làm Đại tướng quân.
Sau này, khi Gia Cát Lượng mấy lần tiến hành Bắc phạt, nhờ tài năng và sự nhạy bén của mình, Tào Chân nắm binh quyền đã thành công chỉ huy quân Ngụy chặn lại, khiến quân Thục phải rút lui.
Nhờ chiến công này, vị trí và uy tín của Tào Chân trong triều Ngụy ngày càng cao. Ông được Tào Duệ cho hưởng bổng lộc cả đời, thậm chí còn được phong làm Đại Tư mã, quyền cao chức trọng.
Bi kịch của hậu duệ Tào Chân
Đương nhiên, lúc bấy giờ Tư Mã Ý chỉ là một người dưới quyền của Tào Chân, do đó không dám có hành động sơ hở gì. Đến năm 231, Tào Chân qua đời. Con trai cả của ông là Tào Sảng được kế thừa tước vị của ông. Nhưng Tào Sảng lại không có năng lực quân sự của Tào Chân. Đây chính là cơ hội để Tư Mã Ý từng bước tạo lên một cuộc lật đổ, chuyển giao quyền lực.Năm 249, chớp thời cơ khi Tào Sảng và Thiếu đế Tào Phương đến lăng Cao Bình để bái yết mộ Minh Đế, Tư Mã Ý đã phát động cuộc đảo chính, thành công tiếp quản binh quyền của Tào Sảng. Sau đó, Tào Sảng và toàn bộ gia đình đều bị hành quyết.
Tào Chân nắm binh quyền của nhà Tào Ngụy nên khi ông còn sống, Tư Mã Ý không dám manh động.
Sau sự biến lăng Cao Bình, gia tộc Tư Mã chính thức nắm đại quyền, biến hoàng đế họ Tào chỉ còn trên danh nghĩa. Đây quả là điều đáng tiếc cho gia tộc của Tào Chân và nhà Tào Ngụy, bởi nếu ông không mất sớm thì đương nhiên Tư Mã Ý khó có thể đoạt quyền như vậy.
Tào Tháo trí dũng hơn người, bí mật sắp xếp nhân tài có thể trấn áp Tư Mã Ý để bảo toàn cơ nghiệp của Tào Ngụy. Đáng tiếc, “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” khi Tào Chân lại ra đi quá sớm. Trong khi Tư Mã Ý ẩn nhẫn cả đời, đến tuổi 70 lại bất ngờ tạo nên một cuộc chuyển giao quyền lực đầy ngoạn mục.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu