Nếu Từ Thứ không gặp phải n.ạ.n phải sang Tào Nguỵ thì sẽ thay vị trí của Khổng Minh, trọn đời gắn bó với Lưu Bị, tên lưu vào sử sách? Nhưng nếu Gia Cát Lượng rơi vào hoàn cảnh như Từ Thứ, ông sẽ xử sự như thế nào?

Nhắc đến thời kỳ Tam quốc là nhắc đến thời kỳ anh hùng hội tụ, kỳ nhân xuất thế. Đây là giai đoạn có vô số các bậc kỳ tài mà chỉ cần nghe đến uy danh cũng đủ làm cho quân t.h.ù khiếp đảm. Nổi bật nhất trong số đó có thể kể đến như Quách Gia, Quan Vũ, Triệu Tử Long, Bàng Thống, Gia Cát Lượng, Chu Du… tuy nhiên cũng có những nhân vật vô cùng tài năng nhưng lại ít bộc lộ, tiêu biểu như Từ Thứ.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Từ Thứ ban đầu là quân sư của Lưu Bị, lập nhiều chiến công, tỏ rõ tài trí và mưu lược hơn người. Tào Tháo vì muốn triệt tiêu thế lực của Lưu Bị nên đã bắt mẹ của Từ Thứ, bắt chước nét chữ của Từ mẫu để dụ Từ Thứ về hàng. Từ Thứ giã biệt Lưu Bị, phải gửi thân nơi đất Tào, thề cả đời không hiến một kế nào cho Tào Tháo.

Từ Thứ trước khi ra đi đã tiến cử Gia Cát Lượng. Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuống núi, kể từ đó Khổng Minh trở thành quân sư của Lưu Bị, phò tá Lưu Bị dựng nên cơ đồ Thục Hán.

Bao người tiếc thương cho Từ Thứ, tài cao chí lớn gặp được minh chúa, cuối cùng vì hiếu thảo với mẹ già mà mắc mưu gi.a.n, uổng phí một đời.

Trong quãng thời gian ngắn ngủi phò tá Lưu Bị, Từ Thứ đã bày kế phá tan đội quân của Lã Tường Lã Khoáng, đánh úp Phàn Thành, phá thế trận “Bát môn kim tỏa” khiến Tào Nhân thua to, nhìn gió giật biết quân Tào đêm nay ᴄướᴘ trại, quả không hổ danh là “thần cơ diệu toán”. Chính Từ Thứ cũng đoán ra liên hoàn kế của Bàng Thống trong trận Xích Bích.

Dường như, nếu Từ Thứ không gặp phải n.ạ.n này thì sẽ thay vị trí của Khổng Minh, trọn đời gắn bó với Lưu Bị, tên lưu vào sử sách?

Để trả lời cho câu hỏi ấy, hãy thử tìm hiểu xem, nếu Gia Cát Lượng rơi vào hoàn cảnh như Từ Thứ, ông sẽ xử sự như thế nào.

Từ Thứ ra đi, “ruột rối bời bời”

Ngay khi đọc lá thư mà Trình Dục giả mạo nét chữ của Từ mẫu đã khiến cho Từ Thứ tự nhận mình là “ruột rối bời bời”, không còn bụng dạ nào nữa.

Từ Thứ hiếu thảo với mẹ là điều đáng quý, nhưng ông mang cái “tình” còn quá nặng nên mất bình tĩnh sáng suốt, không thể phân biệt thật giả. Tư Mã Huy sau này biết chuyện ngay lập tức nói rằng:

“Thôi, mắc mẹo Tào Tháo rồi! Tôi đã biết Từ mẫu là người rất trọng khí tiết; dù Tào Tháo có giam cầm bà ấy cũng không khi nào chịu viết thư gọi con. Thư ấy đúng là thư giả. Nguyên Trực không về thì mẹ còn sống, nay về rồi thì mẹ chắc ᴄʜếᴛ.

Huyền Đức thất kinh hỏi cớ làm sao?

Huy đáp: “Từ mẫu cao nghĩa lắm, tất hổ thẹn không muốn trông mặt con nữa”.


Cảnh phim Tam quốc diễn nghĩa 1996: Từ Thứ đau lòng rơi lệ khi nhận được “thư của mẹ”.

Đến người ngoài còn biết khí chất của Từ mẫu, Từ Thứ là con há không hiểu mẹ mình sao? Chỉ vì lúc ấy tâm ông đã bị cái tình dấy động, không còn có thể bình tĩnh suy xét nữa.

Quả đúng như Tư Mã Huy dự đoán, khi Từ Thứ về gặp mẹ, lão mẫu đã thất kinh, nổi giận mắng con. Từ Thứ nghe mẹ mắng đến nỗi cứ nằm rạp xuống đất không dám ngẩng mặt lên nữa.

Từ mẫu liền trở vào sau bình phong. Được một lát, người nhà ra báo rằng lão bà đã treo cổ tự tử ở xà nhà.Từ Thứ vội chạy vào cứu, thì Từ mẫu đã tắt thở.

Từ mẫu dẫu có nghiêm khắc, nhưng thực là chí lý. Một người không đủ bình tĩnh lý trí, khi lâm n.ạ.n không suy xét kỹ càng, hành động theo cảm tính, sau này làm sao có thể giúp Lưu Bị dựng nên cơ nghiệp?

Khổng Minh bình tĩnh phá mẹo Đông Ngô

Từ khi Gia Cát Lượng xuất sơn phò tá Lưu Bị, ông cũng hơn một lần phải đối mặt với khảo nghiệm về tình thân quyến. Theo lời Từ Thứ giới thiệu với Lưu Bị, Gia Cát Lượng mất cha từ sớm, theo chú là Huyền dựng nhà ở Tương Dương, đến khi chú mất thì mới ra cày cấy ở Nam Dương.

Gia Cát Lượng có anh trai cả là Gia Cát Cẩn phục vụ nhà Đông Ngô. Trong văn hoá truyền thống, khi cha mất thì người anh cả trong gia đình có địa vị như cha vậy, Gia Cát Lượng với anh trai Gia Cát Cẩn dù chưa nói đến tình thì cũng là muôn phần nể vì, kính trọng. Vì thế, Đông Ngô đã hai lần dùng Gia Cát Cẩn để dụ dỗ và ᴜʏ ʜɪếᴘ Gia Cát Lượng.

Lần thứ nhất, trước trận Xích Bích, Chu Du mời Gia Cát Cẩn đến nhờ dụ Khổng Minh về với Đông Ngô. Gia Cát Cẩn “lên ngựa chạy ngay đến nhà khách, vào thăm Khổng Minh. Khổng Minh mời vào, hỏi han trò chuyện rồi, Cẩn khóc mà nói rằng:

“Bá Di, Thúc Tề là bậc thánh hiền đời xưa. Hai ông ấy dẫu đến lúc ᴄʜếᴛ đói ở núi Thú Dương, anh em cũng còn ở với nhau một chỗ. Nay ta với em, ruột thịt một nhà, thế mà mỗi người thờ một chủ, sớm tối không được đoàn tụ với nhau, chẳng đáng thẹn với Di Tề lắm ư?”

Khổng Minh nói:

“Anh nói là tình em giữ là nghĩa. Anh với em cùng là dòng dõi nhà Hán. Nay Lưu hoàng thúc là tôn thất nhà Hán, nếu anh bỏ Đông Ngô về thờ hoàng thúc với em, thì trước không hổ thẹn với bầy tôi nhà Hán, sau nữa anh em lại được họp mặt nhau, thế là tình nghĩa hai đường vẹn cả. Anh nghĩ thế nào?”

Cẩn nghĩ bụng, mình đến dụ nó, chẳng hoá nó lại dụ mình. Rồi ngồi ngẩn mặt ra, chẳng nói được câu gì. Lát sau Cẩn đứng dậy ra về yết kiến Chu Du, thuật lại lời Khổng Minh.

Vậy là bằng tài trí của mình, Gia Cát Lượng đã làm thất bại toan tính của Chu Công Cẩn.

Lần thứ hai, Tôn Quyền dùng kế của Trương Chiêu, vờ ʙắᴛ ɢɪᴀᴍ cả già trẻ nhà Gia Cát Cẩn, sai Cẩn vào Xuyên báo cho Gia Cát Lượng phải khuyên Lưu Bị trả Kinh Châu, nếu không sẽ bắt tội cả nhà Gia Cát Cẩn. Lượng nghĩ đến tình anh em ruột, tất phải vâng lời.

Đây thực sự là một thử thách không dễ dàng. Khổng Minh vừa phải hiếu đễ trọn đạo làm em, vừa phải trung nghĩa trọn đạo làm tôi. Trọn đạo làm em là không thể khước từ lời van nài của anh, phải có trách nhiệm với an ng.u.y của gia đình anh; trọn đạo làm tôi là phải giữ đất Kinh Châu cho Lưu Bị.

Tuy nhiên kế hoạch của Tôn Quyền bị phá sản vì màn kịch mà Gia Cát Lượng, Lưu Bị và Quan Vũ bày ra. Gia Cát Cẩn cũng bình an vô sự, mà không thể trách Khổng Minh không nghĩ tình anh em. Khổng Minh lâm sự bình tĩnh, sáng suốt suy xét, nên đã có thể khéo léo đối phó, trung hiếu vẹn cả đôi đường.

Có thể có người cho rằng Từ Thứ với mẹ già là nhớ nghĩ ân đức tình thâm nghĩa trọng, hơn hẳn quan hệ giữa anh em Gia Cát Lượng, dù Gia Cát Lượng có kính anh như cha đi nữa thì tình cảm cũng không thể nào bằng, nên bình tĩnh lý trí hơn cũng là điều dễ hiểu.

Điều này cũng khó lòng đánh giá. Nhưng có một sự thật rõ ràng là, cái mà Từ Thứ nhận được chỉ là một lá thư, còn điều mà Gia Cát Lượng đối mặt là người thân bằng xương bằng thịt đang khóc lóc trước mặt mình.

Muốn thành công, tâm phải tĩnh

Hai số phận khác nhau của Từ Thứ và Gia Cát Lượng xuất phát từ thái độ đối đãi khác nhau trước cảnh ngộ tương đồng: một người thì tâm phiền ý loạn, một người thì tâm tĩnh mà ý tự sáng tỏ.

Từ Thứ quá chấp trước vào tình cảm, rốt cuộc lại đẩy mẹ đến chỗ ᴄʜếᴛ. Gia Cát Lượng thấu tình đạt lý, cuối cùng có thể bảo vệ được anh em. Nếu Từ Thứ có được tĩnh khí của Gia Cát Lượng, thì khảo nghiệm liên quan đến tình thân quyến của ông sẽ tự tiêu tan, vì vốn lá thư ấy là giả mạo.

Gia Cát Lượng trong lịch sử là người coi trọng việc tu dưỡng nội tâm an tĩnh. Trong “Giới tử thư” gửi con trai, ông viết:

“Phẩm hạnh của người tài đức song toàn là dựa vào nội tâm an tĩnh, tinh lực tập trung để tu dưỡng thân tâm, dựa vào tác phong cần kiệm chất phác để bồi dưỡng đức hạnh. Không coi nhẹ danh lợi thế tục thì không thể sáng tỏ chí hướng của mình. Thân tâm không yên tĩnh thì không thể thực hiện được lý tưởng lớn lao cao xa”.

Đọc “Tam quốc diễn nghĩa”, ta thấy Gia Cát Lượng trong lúc thân kề miệng cọp vẫn bình thản thong dong. Là ông tự tin vào tài trí của mình nên ung dung không sợ, hay chính là vì ông ung dung không sợ nên trí tuệ hiển lộ xuất ra?

Lấy một cái tâm bất động để ứng phó với vạn động, Gia Cát Lượng tin rằng “Mệnh của ta đã có Trời định, kẻ khác làm sao hại được”. Ngẫm ra, Từ Thứ để tuột khỏi tay cơ hội phò tá Lưu Bị làm nên nghiệp lớn nào phải vì ông không đủ cơ mưu, mà vì phương diện tu dưỡng thân tâm còn có phần thiếu sót.

Khổng Minh sau này có thể trở thành thừa tướng nhà Thục Hán, đâu chỉ bởi vì ông có tài của thừa tướng, mà còn vì ông có cái đức của thừa tướng vậy!