Nhiều người cảm thấy tiếc cho Viên Thiệu, bởi đã bỏ lỡ nhiều quân sư tài năng trong đó đặc biệt phải kể đến người này, đây là nhân vật xuất sắc không hề thua kém Gia Cát Lượng.
Viên Thiệu (154 – 202), tự Bản Sơ, là tướng lĩnh Đông Hán và quân ph.iệt thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những thế lực quân ph.iệt hùng mạnh nhất vào cuối thời Đông Hán, nắm trong tay Ký Châu, U Châu, Tịnh Châu, Thanh Châu, được gọi là Hà Sóc Tứ Châu.
Chính vì thế, ông là một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo. Quách Gia thường được xem là một trong những mưu sĩ giỏi nhất của Tào Tháo nói riêng và thời Tam quốc nói chung.
Hình ảnh nhân vật Viên Thiệu trên phim. Ảnh: Sohu
Công nguyên năm 199, Viên Thiệu đ.ánh bại Công Tôn Toản, thống nhất vùng Hà Bắc, tiếp đó lại đ.ánh chiếm nhiều khu vực khác ở phương Bắc.
Bấy giờ, tương quan địa bàn của Viên Thiệu và Tào Tháo cũng không chênh lệch quá nhiều, nhưng so về thực lực thì họ Viên vẫn chiếm ưu thế hơn cả.
Theo Sohu, vào thời điểm lúc bấy giờ, đội quân cơ động có thể điều đi tác chiến của Tào Tháo chỉ vẻn vẹn trên dưới 20 ngàn người, tổng binh vào khoảng xấp xỉ 40 ngàn, trong khi đó binh lực của họ Viên lên tới 140 ngàn quân.
Vì thế trước khi trận chiến Quan Độ diễn ra, kẻ thức thời đều dễ dàng nhìn ra Viên Thiệu mới là phe cánh chiếm được ưu thế.
Dù vậy thì ở vào giai đoạn đầu của trận chiến, Tào Tháo với năng lực quân sự xuất sắc đã lấy được một số chiến tích mở đầu tương đối tích cực. Tuy nhiên Viên Thiệu với tương quan lực lượng áp đảo đã khiến cho quân Tào sau đó phải nhiều lần thua chạy.
Thế nhưng điểm đáng nói nằm ở chỗ, cho tới thời điểm diễn ra trận Quan Độ vào năm 200 sau công nguyên, nội bộ của Viên Thiệu đã bộc lộ rõ sự mâu thuẫn dẫn tới thất bại thảm hại. Ông đã bị Tào Tháo đ.ánh bại và cũng vì chiến thắng này mà Tào Tháo trở thành sứ quân hùng mạnh nhất bấy giờ.
Nói về Viên Thiệu nhiều nhà nghiên cứu nhận định, ông xuất thân từ đại tộc, có danh vọng rất cao. Ban đầu ông nổi danh thiên hạ nhờ trung nghĩa hào hiệp, khởi binh đ.ánh Đổng Trác giúp nhà Hán.
Thế lực của Viên Thiệu đương thời rất lớn mạnh, ngoài quân đội đông đảo thì các văn thần võ tướng đều tài năng. Nhưng ông lại thiếu sáng suốt trong các quyết định của mình, không biết nghe theo lẽ phải của các quân sư nên liên tiếp bị thất bại dưới tay Tào Tháo.
Nhiều người cảm thấy tiếc cho Viên Thiệu, bởi đã bỏ lỡ nhiều quân sư tài năng trong đó đặc biệt phải kể đến Quách Gia, đây là nhân vật xuất sắc không hề thua kém Gia Cát Lượng.
Quách Gia (170-207) tự Phụng Hiếu. Ảnh: Sohu
Theo sử liệu ghi chép, vào thời điểm Viên Thiệu thống lĩnh các lộ chư hầu Quan Đông đ.ánh Đổng Trác, nghe tiếng họ Viên biết trọng đãi người hiền, Quách Gia đã tìm tới gia nhập đội ngũ. Song, chỉ một thời gian sau, qua nhận xét bản thân, ông đánh giá Viên Thiệu không phải là minh chủ xứng đáng của mình, bèn từ giã.
Khi ấy Quách Gia đã thổ lộ với hai mưu sĩ của Viên Thiệu là Quách Đồ và Tân Bình rằng: “Bậc trí giả khéo ở việc chọn chủ, cho nên trăm lần mưu việc là trăm lần toàn vẹn mà công danh có thể lập được. Viên công muốn nhún mình đãi kẻ sĩ bắt chước Chu Công, nhưng chưa hiểu được mấu chốt của việc dùng người. Đòi nhiều nhưng ít thiết yếu, thích mưu mà không quyết, muốn chung sức c.ứu giúp đại n.ạn cho thiên hạ, định nghiệp vương bá, khó thay!”.
Sau khi Quách Gia bỏ Viên Thiệu, ông đã đi theo Tào Tháo. Trong 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, ông giữ chức Tư không Quân tế tửu, như chức Đại đô đốc của Chu Du và Quân sư Trung lang tướng của Gia Cát Lượng bấy giờ.
Tài năng của Quách Gia đã giúp nhiều cho Tào Tháo trong các chiến thắng của ông trước các lãnh chúa kẻ th.ù như Lã Bố và Viên Thiệu, cũng như thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn là Đạp Đốn, giúp Tào Tháo thống nhất Hà Bắc một cõi rộng lớn.
Chưa dừng lại ở đó, vị quân sư này cũng chính là người có đồng quan điểm với mưu sĩ Trình Dục trong việc đề nghị ɢɪếᴛ Lưu Bị, nếu không thì nên gi.am lỏng.
Sau khi Quách Gia ᴄʜếᴛ, Tào Tháo đến cúng tế, khóc thương nói rằng: “Phụng Hiếu ᴄʜếᴛ, là nỗi buồn lớn nhất”, rồi quay ra với các quan: “Tuổi của các ông, đều bằng với ta, chỉ có Phụng Hiếu nhỏ nhất, ta muốn phó thác hậu sự (cho Phụng Hiếu). Không ngờ trung niên ᴄʜếᴛ trẻ, khiến lòng dạ ta tan nát!”.
Trong Tam quốc diễn nghĩa mô tả sau thất bại trong trận Xích Bích, Tào Tháo ngửa mặt lên trời khóc thương nói: “Nếu Phụng Hiếu còn, ta đâu đến nỗi này”. Việc Tào Tháo nhắc đến cái ᴄʜếᴛ của Quách Gia khiến các mưu sĩ đều im lặng hổ thẹn. Qua đó có thể thấy được tài năng và tầm quan trọng của Quách Gia đối với tập đoàn ch.ính tr.ị Tào Tháo.