Tào Tháo trong tam quốc được đánh giá là một kẻ gian hùng, nhưng không ai có thể phủ nhận được ở ông một phong cách lãnh đạo độc đáo, và tài chiếm được lòng trung thành của chúng tướng sĩ. Vậy cơ nguyên nào, mà từ một thương gia Tào Tháo đã tự mình gây dựng một cơ đồ mà ngày sau vẫn còn kính phục.
Bằng những phân tích của HBR (Havard Business Review), chúng ta sẽ tự cảm nhận được những điều mà Tào Tháo đã làm mỗi ngày để chiếm được toàn bộ niềm tin của chúng tướng sĩ. Từ đó, ba yếu tố được coi là nền tảng và quan trọng nhất của toàn bộ một nhà lãnh đạo thành công chính là:
Xây dựng niềm tin (building trust)
Gốc rễ của những nhà lãnh đạo thành công nằm ở mức độ ảnh hưởng của người đó với toàn thể cấp dưới của mình. Với lý do đó, những người đó xây dựng niềm tin của họ thông qua hai yếu tố cơ bản của niềm tin là thẩm quyền và phong cách.
Thẩm quyền không đồng nghĩa với việc là nhà lãnh đạo sẽ tự cho mình là chuyên gia trong mọi chuyện, mà là phải sỡ hữu một lượng kiến thức vừa đủ để đưa ra những quyết định một cách cứng rắn và dám hỏi những câu hỏi tuy rằng họ không biết nhưng đủ can đảm để cân nhắc là nó quan trọng.
Phong cách mang ý nghĩa là quyết định và hành động tạo ra những giá trị vượt xa sự vụ lợi cá nhân mà hoàn toàn tập trung vào việc lớn của toàn bộ hệ thống.
Xây dựng đội ngũ chiến lược và vận hành đội ngũ đó (building real team and managing it)
Một đội ngũ nòng cốt và chiến lược được gắn kết với nhau bởi tầm nhìn và chiến lược, được xây dựng dựa trên những giá trị cơ bản của tập thể đó. Và tất cả bọn họ đều tin rằng sẽ không có bất cứ một cá nhân nào thành công nếu cả tập thể đó thất bại, thêm vào đó họ luôn coi trọng thành viên của mình và phấn đấu một cách không ngừng để khiến tất cả thành viên cùng tiến lên.
Những nhà lãnh đạo thông minh luôn biết cách xây dựng và sử dụng một cách triệt để các mối quan hệ để định hình hành vi của thành viên trong nhóm.
Xây dựng mạng lưới (building network)
Không một cá nhân hay tập thể nào tồn tại bên ngoài quy luật vận động của xã hội, sự liên kết của một tập thể với những cá thể và tổ chức bên ngoài được xem như là một quy luật tất yếu để một tổ chức phát triển bền vững. Một nhà lãnh đạo thông minh sẽ luôn luôn duy trì sự tương tác và hỗ trợ với mạng lưới nguồn lực bên ngoài tổ chức, vì đơn giản là sự giúp đỡ đó không chỉ cần thiết cho những mục đích hiện tại, mà còn có thể tạo được nền tảng cho những mục tiêu của tổ chức trong tương lai.
Đối với Tào Tháo, ông luôn thực hiện ba điều này rõ ràng nhất qua những tích truyện sau:
Ông xây dựng một niềm tin tuyệt đối cho các tướng sĩ về mình là một con người “trọng tài, khinh sắc”. Trong một lần bị ám sát, Tào Tháo đã mất một người con và một danh tướng dưới trướng của ông tên là Điển Vi. Nhưng khi cúng tế hai người này, Tào Tháo đã khóc và nói rằng: “con ta chết nhưng ta không tiếc, chỉ tiếc Điển Vi”, lời nói đó làm cho chúng tướng sĩ cảm thấy bừng tỉnh, họ tin rằng Tào Tháo là một người lấy đại nghiệp làm trọng, luôn tập trung vào nó và những người cùng ông gầy dựng nó chắc chắn sẽ được đối đãi một cách thỏa đáng.
Nếu Lưu Bị được nhiều ưu đãi trong việc sở hữu toàn những ngôi sao hàng đầu về “dũng” lẫn về “trí”, thì chắc chắn Tào Tháo sẽ được đánh giá như là một chiến lược gia đại tài trong việc tổ chức ra một hệ thống hoạt động hết sức hiệu quả. Mặc dù sỡ hữu không quá nhiều danh tướng và mưu thần nổi tiếng, nhưng rõ ràng việc có thể phòng thủ thành công trước ba lần tiến quân chinh phạt của Gia Cát Lượng và Lưu Bị đã cho thấy là một đội hiệu quả thì không cần phải có quá nhiều “sao” trong đó. Cụ thể trong mỗi đợt phòng thủ, Lưu Bị luôn trọng dụng một chiến tướng cho một lần chinh phạt, nhưng ngược lại Tào Tháo lại tổ chức thành một cụm các tướng để đối đầu trong trận đó, về “mưu” ông sử dụng rất nhiều ý kiến khác nhau của nhiều khía cạnh, chứ không phải nhất nhất tin vào một mình mưu thần chuyên trách như Gia Cát Lượng.
Từ lúc khởi binh dẹp quân khăn vàng cho đến khi bá chiếm toàn bộ trung nguyên, Tào Tháo luôn hành động theo một tôn chỉ là “giữ lấy thiên tử, củng cố thế lực”, vì vậy ông không những có cớ để giữ vững nguồn hỗ trợ tài chính cho quân đội, mà còn tranh thủ nhiều nguồn lực khác để phát triển hệ thống của mình. Một ví dụ kinh điển của ông đó là việc phát triển nền nông nghiệp dựa vào chính sách “đồn điền”, Phương pháp đó là chiêu mộ những nhóm nông dân đang lang thang về tập trung lại, xây dựng đồn điền. Họ sẽ được cấp nông cụ, trâu bò, hạt giống để tự canh tác rồi dựa vào số thu hoạch để thu tô của họ. Nhờ áp dụng chính sách này, vùng Duyện châu mà ông cai quản có lương thực đủ dùng. Năm 194, khi đại quân Tào Tháo từ Từ châu trở về đánh Lã Bố, hoàn toàn nhờ vào thành Đông A do Cức Đê trấn thủ cấp quân lương
Câu chuyện của Tào Tháo cho đến nay vẫn là một bài học bổ ích cho những chiến lược gia muốn xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh. Trong thực tế, chắc chắn sẽ có những lúc mà thử thách của hiện tại choáng ngợp hết tâm trí và nỗ lực để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, điều này là không thể chối cãi, nhưng để cho ba điều này trở thành một công việc mang tính chiến lược trong mỗi ngày thì kết quả mang lại sẽ mang tính lâu dài và bền vững.