Mặc dù trong tay Lưu Bị có nhiều nhân tài như quân sư Gia Cát Lượng, mưu sĩ Pháp Chính, Bàng Thống cùng mãnh tướng như Quan Vũ, Trương Phi… nhưng Thục Hán vẫn yếu thế và trở thành nước đầu tiên bị ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ trong Tam Quốc.

Thục Hán là một trong ba quốc gia trong thời Tam Quốc (220 – 280), thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc (tức khu vực Tứ Xuyên ngày nay).

Sở hữu nhiều nhân tài nhưng Thục Hán của Lưu Bị vẫn yếu thế hơn Đông Ngô và Tào Nguỵ.

Cả đời theo đuổi giấc mộng thống nhất thiên hạ, thu hút nhân tài vô số, nhưng nước Thục Hán của Lưu Bị (160 – 223) vẫn là “kẻ yếu nhất” trong Tam Quốc.

Chinh chiến mấy chục năm, Tào Tháo xác lập địa vị bá chủ phương Bắc, trong khi đó, Tôn Quyền cũng nắm quyền vùng Giang Đông rộng lớn.

Còn Lưu Bị thì sao? Gần như cả đời vất vả bôn ba, nhưng ngay cả chỗ dung thân cũng phải “ăn nhờ ở đậu” Lưu Biểu ở Phàn Thành. Thậm chí sau khi ch.iếm lấy Kinh Châu và Ích Châu, cũng chỉ kiểm soát được vài năm.

Chỉ trong vài năm, nội bộ nước Thục xảy ra tình trạng các phe cánh vẫn tranh đua nhau, trong khi do trải qua một thời gian dài để hình thành và phát triển, nội bộ của Tào Tháo và Tôn Quyền sớm đi vào quỹ đạo, vận hành trơn tru.

Quyền kiểm soát ở hai vùng đất Kinh Châu và Ích Châu của Lưu Bị cũng có phần lép vế hơn so với Tào, Tôn.

Mặc dù trong tay Lưu Bị có nhiều nhân tài như quân sư Gia Cát Lượng, mưu sĩ Pháp Chính, Bàng Thống cùng mãnh tướng như Quan Vũ, Trương Phi… nhưng Thục Hán vẫn yếu thế và trở thành nước đầu tiên bị ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ trong Tam Quốc.

Vậy, đâu là nguyên nhân?

NGUYÊN NHÂN 1: QUAN VŨ SƠ Ý LÀM MẤT KINH CHÂU

Sự lơ là của Quan Vũ khiến Thục Hán mất Kinh Châu.

Kinh Châu là vùng đất có vị trí chiến lược về mặt quân sự. Chính vì vậy, trong thời Tam Quốc, những cuộc ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ giữa các ǫᴜâɴ ᴘʜɪệᴛ ở thời kỳ đầu và các quốc gia ở thời kỳ sau đều có mục tiêu là giành được vùng đất này. Bỏ qua chiến lược “Long Trung đối sách” để tranh hùng thiên hạ của Gia Cát Lượng, việc Quan Vũ sơ ý làm mất Kinh Châu được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự suy yếu của Thục Hán. Thất bại này khiến nước Thục Hán mất đi một địa bàn rộng lớn và tổn thất hàng vạn quân tinh nhuệ.

Thứ hai, nhằm phục hồi tổn thất trên, Lưu Bị đã gấp gáp chọn đ.ánh Đông Ngô bằng việc phát động trận chiến Di Lăng. Ban đầu, tướng Ngô là Lục Tốn giữ thế phòng thủ, nhưng sau đó dùng ʜᴏả ᴄôɴɢ bất ngờ tập kích, đ.ánh tan quân Thục. Chiến sự này khiến Thục Hán chịu tổn thất lớn khi mất đi hàng vạn quân tinh nhuệ và nhiều tướng lĩnh xuất sắc.

Việc đại bại trong trận Di Lăng buộc Lưu Bị rút quân về Thục và chấp nhận mất toàn bộ Kinh Châu. Do chỉ còn Ích Châu nên sức mạnh của Thục Hán đương nhiên bị giảm sút nặng nề.

Hai “đòɴ ᴄʜí ᴍạɴɢ” trên quả thực khiến Thục Hán rơi vào tình cảnh ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ.

NGUYÊN NHÂN 2: THIẾU NHÂN TÀI

Gia Cát Lượng đành để Khương Duy, người nước Nguỵ, đến làm chủ cuộc chiến Bắc ph.ạt.

Ban đầu, Thục Hán có rất nhiều nhân tài, đặc biệt là trong giai đoạn vài năm trước và sau khi Lưu Bị thành lập nước. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên những nhân tài như Pháp Chính, Quan Vũ,… lần lượt qua đời.

Mặt khác, chỉ còn Ích Châu khiến Thục Hán không chỉ diện tích thu hẹp mà còn ít dân số. Ít dân đồng nghĩa với việc ít nhân tài hơn, không thể san sẻ nỗi lo với Gia Cát Lượng. Sau cùng, Gia Cát Lượng đành để Khương Duy, người nước Nguỵ, đến làm chủ cuộc chiến Bắc ph.ạt.

Bên cạnh đó, trong nội bộ Thục Hán cũng có nhiều ph.e ph.ái và đây cũng là nguyên nhân khiến nước này suy yếu.

NGUYÊN NHÂN 3: 5 LẦN BẮC PH.ẠT

Năm 223, sau khi Lưu Bị qua đời ở thành Bạch Đế, Gia Cát Lượng phò tá cho Lưu A Đẩu (hay Lưu Thiện) khi đó mới 17 tuổi. Lúc bấy giờ, ngũ hổ tướng của Thục Hán đều đã qua đời. Nhân tài ít, chỉ còn vài người như Phí Y, Khương Duy, Tưởng Uyển. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng lại tích cực tiến hành 5 lần Bắc ph.ạt. Các cuộc Bắc ph.ạt liên miên cũng làm cho Thục Hán suy yếu nhanh chóng, bởi ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ không chỉ tiêu tốn rất nhiều tiền bạc mà còn tổn thất lớn về người.

Gia Cát Lượng năm lần Bắc ph.ạt, đều trước thắng sau thua, nguyên nhân ở đâu? Từ câu nói cuối cùng trước khi ᴄʜếᴛ của Đại tướng Khương Duy, có thể thấy được nguyên nhân gốc rễ.

Gia Cát Lượng năm lần Bắc ph.ạt, đều trước thắng sau thua

Năm 253, Khương Duy ᴄʜốɴɢ ᴄự với đại quân của Tư Mã Chiêu ở tiền tuyến, nhưng Đại tướng Đặng Ngải chỉ huy đại quân của Tào Ngụy lại dẫn quân theo con đường hẻm Âm Bình tiến đ.ánh Thành Đô, kinh đô nhà Thục Hán. Khi đó các địa phương trong nước Thục Hán đều đem quân cứu viện, nhưng Lưu Thiện lại lập tức mở cổng thành đầu hàng, việc này khiến Khương Duy bùng lên nỗi ᴛứᴄ ɢɪậɴ, nhưng để phục quốc nên đành giả đầu hàng.

Sau đó Khương Duy liên kết với Chung Hội tạo ph.ản, nhưng sự việc bị bại lộ. Thấy đại thế đã mất, Khương Duy ngửa mặt lên trời thét lớn: “Kế của ta không thành, đó là do mệnh Trời!”

Sau đó Khương Duy rút ᴋɪếᴍ đâᴍ ᴠàᴏ ᴄổ ᴛự ᴠẫɴ. Câu nói này của Khương Duy có hai tầng ý nghĩa, thứ nhất là nói thực lực nhà Thục Hán vốn không phải là đối thủ của Tào Ngụy, đó là Thiên ý. Ý nghĩa thứ hai là trách tội Lưu Thiện, vì Lưu Thiện từ bỏ ᴄʜốɴɢ ᴄự, mới dẫn đến nhà Thục Hán nhanh chóng diệt vong.

Câu nói này của Khương Duy cũng giải thích rất chính xác nguyên nhân Gia Cát Lượng Thần cơ diệu toán như vậy mà luôn luôn chịu thất bại. Ngoài việc quốc lực nước Thục Hán không bằng Tào Ngụy ra, còn do Lưu Thiện nghe theo lời s.àm ngôn, muốn Gia Cát Lượng rút quân, khiến Bắc ph.ạt thất bại.

Với 3 nguyên nhân trên, việc Thục Hán là nước yếu nhất và sớm bị ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ trong Tam Quốc là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, QQ