Dù Lưu Thiện được Gia Cát Lượng tận tình dìu dắt nhưng trong lòng hậu chủ nhà Thục, không một ai thân thiết bằng hoạn quan Hoàng Hạo.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, khi Lưu Bị giao binh quyền nước Thục cho Lý Nghiêm thì việc quản lý nội bộ được giao cho Gia Cát Lượng.
Lưu Bị còn đặc biệt dặn dò Gia Cát Lượng rằng nếu Lưu Thiện không đủ năng lực, Gia Cát Lượng có thể thế chỗ vương vị. Bề ngoài, đây như là sự tin tưởng tuyệt đối của Lưu Bị với Gia Cát Lượng nhưng trong thực tế nếu Gia Cát Lượng nảy sinh ý đồ này thì Lý Nghiêm với binh quyền trong tay sẽ cùng các đại thần khác ngăn cản.
Do đó, đây là chỉ là cách lấy lòng Gia Cát Lượng của Lưu Bị, để Gia Cát Lượng một lòng tận trung phục vụ họ Lưu.
Hoàng Hạo là hoạn quan lớn lên cùng Lưu Thiện từ nhỏ, được Lưu Thiện ưa thích do có tài xu nịnh. Năm 223, Lưu Thiện đăng cơ, Hoàng Hạo trở thành hoạn quan thân cận được tín nhiệm nhất.
Tuy nhiên, lúc này Gia Cát Lượng vẫn tại thế nên Hoàng Hạo chưa dám can dự triều chính. Bởi ngay cả như Lý Nghiêm với binh quyền trong tay, chỉ vì không hoàn thành quân vụ mà bị Gia Cát Lượng xử lý, huống chi chỉ là một hoạn quan như Hoàng Hạo.
Thế nên giai đoạn này, Hoàng Hạo chỉ tìm cách khiến Lưu Thiện vui vẻ nhằm tăng mức độ thân cận, chứ không can dự một chút gì vào chính vụ, khiến Gia Cát Lượng không có lý do gì để loại bỏ “người bạn” của hậu chủ.
Cho đến khi Gia Cát Lượng qua đời, trở ngại duy nhất đối với Hoàng Hạo coi như biến mất, hoạn quan này dưới sự tín nhiệm của Lưu Thiện dần can dự vào chính sự. Tuy nhiên nhà Thục còn Thượng Thư lệnh Đổng Doãn thường nghiêm sắc mặt khuyên can Lưu Thiện không nên trọng dụng Hoàng Hạo, đồng thời quở trách Hạo, khiến Hạo sợ ʜãɪ, không dám làm trái.
Sau khi Đổng Doãn ᴄʜếᴛ năm 246, Trần Chi đảm nhận Thượng Thư lệnh, cùng Hoàng Hạo cấu kết với nhau. Cũng từ thời điểm này, Lưu Thiện tự mình nắm quyền triều chính, tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo. Từ đó thế lực của Hoàng Hạo bắt đầu tăng lên, chi phối triều chính. Sau khi Trần Chi ᴄʜếᴛ năm 258, Hoàng Hạo được thăng lên Trung Thường thị, Phụng Xa đô úy, nắm hết quyền hành.
Đại tướng quân nắm binh nhà Thục lúc này là Khương Duy, nhiều lần đem quân đ.ánh Ngụy không thành công. Hoàng Hạo nhân cơ hội này muốn phế bỏ Khương Duy để đưa thân tín của mình là Diêm Vũ lên nằm quyền trong quân đội.
Khương Duy chướng mắt với hành động chuyên quyền của Hoàng Hạo, khuyên Lưu Thiện nên ɢɪếᴛ Hoàng Hạo để ᴅɪệᴛ ᴛʀừ ʜậᴜ ʜọᴀ. Tuy nhiên, không như các quan thần trong triều, Hoàng Hạo là người bạn từ thuở ấu thơ, lại là người duy nhất nghĩ ra đủ trò vui giúp Lưu Thiện tiêu khiển, nên những lời khuyên can của Khương duy đều bị Lưu Thiện bỏ ngoài tai.
Lưu Thiện nói với Khương Duy: “Hạo chỉ là đứa tiểu thần để sai khiến, trước đây Đổng Doãn cứ nghiến răng căm tức, ta vẫn h.ận việc ấy. Ngươi cần gì phải để ý”.
Việc Lưu Thiện không nghe lời can gián của Khươg Duy đến tai các quan thần trong triều, khiến họ dần dần quay sang đeo bám Hoàng Hạo, khiến quyền lực trong triều của hoạn quan này ngày càng lớn mạnh.
Năm 263, Tư Mã Chiêu sai hai tướng Ngụy là Chung Hội và Đặng Ngải mang quân đánh Thục. Khương Duy dâng biểu cấp báo với Lưu Thiện yêu cầu quân Thục phòng bị, Hoàng Hạo lại nói rằng quân Ngụy sẽ không tới, bảo Lưu Thiện cứ gối cao đầu mà ngủ, quần thần không hề hay biết gì.
Đến khi quân Ngụy tiến sát, Lưu Thiện phải mời cha con Gia Cát Chiêm và Gia Cát Thượng ra chống cự ở Miên Trúc nhưng thất bại. Đặng Ngải chiếm được Thành Đô, Lưu Thiện phải đầu hàng.
Trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Đặng Ngải sau khi chiếm được Thành Đô, nghe tiếng Hoàng Hạo ɢɪᴀɴ ʜɪểᴍ, bắt muốn ɢɪếᴛ đi, Hoàng Hạo hối lộ nhiều cho bộ hạ của Đặng Ngải nên thoát ᴄʜếᴛ.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Hoàng Hạo bị Tư Mã Chiêu xử tội lăng trì khi cùng Lưu Thiện đến Lạc Dương.