Câu hỏi đặt ra là trong số các tướng lĩnh của Thục Hán, Lưu Bị khâm phục và ngưỡng mộ ai nhất? Liệu rằng đó có phải là Quan Vũ, Trương Phi? Phân tích dưới đây sẽ hé lộ đáp án bất ngờ.
Những năm cuối thời nhà Đông Hán, thiên hạ đại l.oạn. Nhiều chư hầu khắp nơi nổi lên tranh cứ với tham vọng thống nhất thiên hạ. Cuộc đua đầy kịch tính ấy cuối cùng nổi lên ba thế lực ch.ính tr.ị mạnh nhất, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Ba nước này tạo thành thế chân vạc nổi tiếng và những người đứng đầu cũng vô cùng xuất sắc, cơ trí hơn người: Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền.
So với Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị bước chân vào vũ đài ch.ính tr.ị Tam Quốc là kẻ yếu thế hơn.
Trong “Long Trung đối sách”, Gia Cát Lượng, vị quân sư nổi danh của nhà Thục Hán từng mô tả rằng: Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi, vậy Lưu Bị dựa vào cái gì mới có thể tranh đ.oạt thiên hạ? Lưu Bị chỉ có thể dựa vào nhân hòa.
Quả đúng như Gia Cát Lượng nhận định. Lưu Bị cả đời giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, lấy mục tiêu phục hưng Hán thất làm kim chỉ nam để từ đó thống nhất thiên hạ. Chính bởi vậy, nhiều anh hùng, hào kiệt lúc bấy giờ đã chọn phò tá Lưu Bị, thay vì hướng sang Tào Tháo hay Tôn Quyền.
Về mưu sĩ, Lưu Bị có những nhân tài kiệt xuất như: Gia Cát Lượng, Bàng Thống…
Về võ tướng, vị quân chủ của Thục Hán chiêu mộ được nhiều nhân tài như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu…
Vậy, câu hỏi đặt ra là trong số các tướng lĩnh của Thục Hán, Lưu Bị khâm phục và ngưỡng mộ ai nhất? Liệu rằng đó có phải là Quan Vũ, Trương Phi? Phân tích dưới đây sẽ hé lộ đáp án bất ngờ.
Đối với Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã giống như anh em một nhà. Chính vì vậy, ông luôn tin tưởng và giao cho hai người nhiều nhiệm vụ trọng yếu. Minh chứng là Quan Vũ được giao trấn giữ Kinh Châu, vùng trọng yếu bấy giờ trong Tam Quốc, Trương Phi thì được đóng quân ở Lãng Trung. Do đó, về lý thì hai người không có trong số những người Lưu Bị ái mộ nhất.
Vậy, hai người được Lưu Bị ngưỡng mộ nhất là những ai?
Vị trí số 1: Hoàng Trung
Hoàng Trung, tự Hán Thăng, quê ở quận Nam Dương (thuộc Kinh Châu), là một vị tướng vào cuối thời Đông Hán và đầu thời Tam Quốc. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Hoàng Trung được miêu tả là một “lão tướng” nhưng có khả năng chiến đấu ấn tượng khi sức địch muôn người, đặc biệt là tài b.ắn tên.
Ông lập được nhiều công lao sau khi đầu quân cho Lưu Bị và chính là một trong Ngũ hổ tướng của Thục Hán, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Hoàng Trung có tài b.ắn tên rất giỏi.
Trước khi về với Lưu Bị, Hoàng Trung theo Lưu Biểu và cùng với Lưu Bàn trấn thủ ở huyện Du. Sau đó, khi Tào Tháo đ.ánh ch.iếm Kinh Châu, Hoàng Trung thay chức Tỷ tướng quân và theo thái thú là Hàn Huyền. Năm 208, sau khi Tào Tháo thất bại ở trận Xích Bích, Hoàng Trung đã quy phục Lưu Bị.
Hoàng Trung từng nương tựa dưới trướng của nhiều người như Lưu Biểu, Lưu Bàn, Tào Tháo. Hơn nữa, khi quy hàng Lưu Bị, Hoàng Trung chỉ là một vị tướng cấp thấp và tuổi tác còn cao. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là Hoàng Trung nhanh chóng được Lưu Bị trọng dụng và lập được không ít chiến công.
Năm 213, sau khi Lưu Bị phát động chiến dịch Tây Xuyên, Hoàng Trung với nhiệm vụ là quân tiên phong đã dũng cảm tham gia vào các trận chiến và lập được không ít công lao. Sau khi chiếm được Ích Châu, Lưu Bị đã phong ông làm Thảo lỗ tướng quân.
Đến năm 219, tại trận chiến ở núi Định Quân, đại quân do Hoàng Trung thống lĩnh đã giành chiến thắng, giết được tướng Tào Ngụy là Hạ Hầu Uyên. Sau trận này, Hoàng Trung được phong làm Chinh Tây tướng quân.
Đến tháng 7/219, Lưu Bị xưng là Hán Trung vương và tiến hành bổ nhiệm Hoàng Trung làm Hậu tướng quân, ngang hàng cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Mã Siêu.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Hoàng Trung cũng chính là vị tướng đặc biệt được xếp vào Ngũ hổ tướng của Thục Hán, cùng với 4 vị tướng trên. Chính điều này làm cho Quan Vũ (khi ấy đang trấn thủ ở Kinh Châu) tỏ ra bất mãn nói: “Đại trượng phu làm sao có thể ngang hàng với một tên lính già?“.
Tuy nhiên, Lưu Bị vẫn giữ nguyên quyết định của mình. Ông thậm chí còn ban tước cho Hoàng Trung là Quan Nội hầu. Điều này rõ ràng cho thấy Lưu Bị rất mến mộ tài năng của ‘lão tướng’ Hoàng Trung.
Vị trí số 2: Ngụy Diên
Ngụy Diên, tự Văn Trường, là đại tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Trong chiến dịch Bắc ph.ạt của Gia Cát Lượng, Ngụy Diên tham gia và từng được làm đến chức Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thái thú, Nam Trịnh hầu.
Ông được đánh giá là vị tướng tài năng, dũng cảm, tính tình cương trực, song lại có nhược điểm là thích tự ý chỉ huy.
Ngụy Diên là vị tướng rất được Lưu Bị trọng dụng.
Nếu quy kết Ngụy Diên ‘m.ưu ph.ản’ thì có phần bất công, bởi trong mắt nhiều người đời sau, cuộc nổi l.oạn của vị tướng này chỉ là một chiêu cố ý của Dương Nghi.
Tuy nhiên, xét trên cuộc đời binh nghiệp, những thành công mà Ngụy Diên đạt được quả thực là do Lưu Bị vô tình hoặc cố ý đem lại.
Theo đó, trong chiến dịch Tây Xuyên, Ngụy Diên đã lập được rất nhiều chiến công và từ đó trở thành công thần của chính quyền Thục Hán. Ông được phong làm đại tướng quân, ngang hàng với Triệu Vân.
Đến năm 219, sau khi ch.iếm được Hán Trung, Lưu Bị xưng là Hán Trung vương. Trước khi trở về Thành Đô, Lưu Bị muốn chọn người để trấn thủ Hán Trung. Ban đầu, mọi người đều cho rằng Trương Phi (một người thân tín của Lưu Bị) sẽ được giao đảm đương trọng trách này.
Tuy nhiên, Lưu Bị bấy giờ lại quyết định chọn Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung, Trấn viễn tướng quân. Quyết định này của Lưu Bị khiến nhiều người bất ngờ.
Khi Lưu Bị hỏi về việc đảm đương một vùng sát biên giới với Tào Tháo, Ngụy Diên đã hùng dũng khẳng định bản thân sẽ làm tốt nhiệm vụ được quân chủ giao phó. Lưu Bị nghe Ngụy Diên nói vậy nên yên tâm rút mà trở về Thành Đô. Sau này, mọi người đã thay đổi quan điểm nhìn nhận về Ngụy Diên.
Đối với cả hai quyết định của Lưu Bị về phong chức tước, tin tưởng giao các nhiệm vụ trọng yếu cho Hoàng Trung và Ngụy Diên cho thấy vị quân chủ của nhà Thục Hán rất tin tưởng và mến mộ tài năng của hai vị tướng này. Đáp lại sự tin tưởng của Lưu Bị, cả Hoàng Trung và Ngụy Diên đều có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần trong việc lập nên nhà Thục Hán.
Có thể nói, điều này cũng cho thấy sự khôn ngoan và nhãn quan biết nhìn người tài của Lưu Bị trong quá trình xây dựng cơ nghiệp.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Zhihu, Baidu