Gia Cát Lượng tài trí hơn người, nếu đi theo trợ giúp cho Tào Tháo, thế cục Tam quốc có thay đổi?
Nhìn từ bên ngoài, kiêu hùng Tào Tháo nếu có thêm Khổng Minh tài trí hơn người, dường như sẽ không có đối thủ trong thiên hạ, sẽ chẳng còn ai ngăn cản được ông. Nếu cứ phát triển theo chiều hướng này, có lẽ thống nhất được thiên hạ cũng chỉ là chuyện ngày một ngày hai.
Thế nhưng, đó chỉ là nhìn bề ngoài. Còn thực tế không đơn giản như vậy.
Nếu Tào Tháo muốn thống nhất thiên hạ, nhất định phải tiêu diệt được Đông Ngô. Vấn đề là Đông Ngô không phải hạng dễ chọc vào, đâu phải Tào Tháo muốn diệt là diệt được? Bởi thế, cho dù Tào Tháo có được Gia Cát Lượng thì cũng chẳng thể thống nhất thiên hạ.
Tuy Tào Tháo quý mến người tài, nhưng đồng thời cũng có tính đa nghi, “Thà ta phụ người trong thiên hạ chứ không thể để người trong thiên hạ phụ ta”. Do đó, cho dù Tào Tháo có chiêu mộ được Gia Cát Lượng về dưới trướng của mình, cũng sẽ không tin tưởng trọng dụng Gia Cát Lượng như Lưu Bị.
Phe Tào có nhiều mưu thần, họ đấu đá lẫn nhau, nói không chừng Tào Tháo nghe lời gièm pha, sẽ gán cho Gia Cát Lượng một tội danh nào đó rồi diệt trừ sớm. Bởi vậy, Gia Cát Lượng hoàn toàn không phát huy được tác dụng và tài năng xuất sắc cần có của một quân sư, chỉ có thể than thở rằng anh hùng không có đất dụng võ.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.
Vả lại, Đông Ngô cũng không hề dễ đánh. Tào Tháo muốn tiến đánh Đông Ngô, thế nhưng đều thất bại, “thuyền cỏ mượn tên” là mưu kế Tôn Quyền nghĩ ra để đối phó với Tào Tháo.
Về sau, khi đối mặt với thuỷ quân của Tôn Quyền, chính Tào Tháo còn phải than thở rằng “Sinh tử đương như Tôn Trọng Mưu” (Sinh con trai phải được như Tôn Quyền), có thể thấy được sức mạnh của thuỷ quân Đông Ngô, thế nên cho dù Tào Tháo có được Gia Cát Lượng, có lẽ Gia Cát Lượng đến cơ hội thể hiện như Lục xuất Kỳ Sơn cũng chẳng có chứ đừng nói đến làm việc khác.
Cuối cùng, chúng ta hãy xem lại vì sao Tào Tháo không thể thống nhất thiên hạ. Phe Tào chưa từng thiếu mưu sĩ và tướng tài, nhưng Tào Ngụy không thể thống nhất được thiên hạ, vấn đề nằm ở việc Tào Tháo ung dung tự đắc sau khi thế lực của mình trở nên hùng mạnh, kiêu căng giống như Viên Thiệu năm xưa.
Trong trận Xích Bích, lão thần Trình Dục và Tuân Du can gián Tào Tháo phải đề phòng liên quân Tôn – Lưu đốt cháy thuỷ trại, Tào Tháo không thèm quan tâm, vậy mới dẫn tới cục diện chia ba thiên hạ sau này.
Thời điểm Tào Tháo dự định chinh phạt Giang Đông, Giả Hủ cũng từng khuyên can Tào Tháo không nên nóng vội: “Nếu để binh sĩ nghỉ ngơi, úy lạo bách tính, khiến dân an cư lạc nghiệp, thì không cần phí sức cũng có thể khuất phục Giang Đông”.
Tuy nhiên, vì nóng lòng muốn hoàn thành đại nghiệp, Tháo Tháo phớt lờ lời khuyên của quân sư để xua quân tiến đánh Giang Đông. Ông cho rằng, “Tôn Quyền trẻ người non dạ”, không đủ tầm đối đầu với thế lực Tào Ngụy hùng mạnh.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.
Nhưng Thào Tháo không ngờ rằng, Tôn Quyền không phải là kẻ dễ đối phó. Và lịch sử đã chứng minh điều đó.
Một sai lầm nữa của Tào Tháo chính là việc đánh giá thấp Lưu Bị. Tào Tháo nhiều lần đánh cho Lưu Bị phải bỏ chạy nhưng đến năm 208, Lưu Bị đã hoàn toàn thay đổi nhờ Gia Cát Lượng.
Chiến thắng của liên minh Lưu Bị-Tôn Quyền trong trận Xích Bích đặt nền móng cho Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán và sự vươn lên mạnh mẽ của Lưu Bị đã hình thành thế “chân vạc” thời Tam quốc, gây trở ngại rất lớn cho nỗ lực phá vỡ thế cân bằng của Tào Tháo.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy việc Tào Tháo không thể thống nhất thiên hạ, nguyên nhân chính là do vấn đề chủ quan của cá nhân ông.