Để Lưu Bị có thể dựng nên được bá nghiệp, ngoài Gia Cát Lượng còn cần phải nhắc tới vị quý nhận đã từng giúp đỡ Lưu Bị lúc ông chưa có gì.
Tam quốc diễn nghĩa là một bộ tiểu thuyết chương hồi lịch sử dài tập của nhà văn La Quán Trung, đã được chuyển thể thành nhiều bộ phim hay thu hút khán giả, trong đó có những nhân vật chính như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng…
Trong đó Gia Cát Lượng được biết đến là một quân sư toàn tài có khả năng “liệu việc như thần”, một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, người ta vẫn thường lưu truyền câu chuyện Lưu Bị ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng cũng như sự trân trọng tài năng tuyệt đỉnh của Lượng.
Kể từ khi Gia Cát Lượng đồng ý về bên Lưu Bị làm quân sư, đã giúp Lưu Bị từng bước tạo nên cơ đồ. Lưu Bị và Gia Cát Lượng trở thành hình mẫu chuẩn trong quan hệ quân – thần. Tuy nhiên, để Lưu Bị có thể dựng nên được bá nghiệp, ngoài Gia Cát Lượng còn cần phải nhắc tới Lưu Nguyên Khởi, vị quý nhận đã từng giúp đỡ Lưu Bị lúc ông chưa có gì.
Lưu Bị và Gia Cát Lượng trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010. Ảnh: Sohu
Lưu Nguyên Khởi tên thật là Lưu Kính, là một nhân vật thuộc dòng dõi hoàng thân quốc thích nhà Hán. Ông là người quận Trác, Hà Bắc, U Châu.
Lưu Nguyên Khởi có con là Lưu Đức Nhiên, hay gọi tắt là Lưu Nhiên, một trong những người bạn thời thơ ấu của Lưu Bị.
Lưu Nguyên Khởi đã giúp đỡ Lưu Bị khi ông không có gì trong tay. Ảnh: Sohu
Trong số các quân chủ đứng đầu những thế lực lớn thời Tam quốc, Lưu Bị có thể xem là một trong số những người mang xuất thân thua kém hơn cả.
Mặc dù ông tự xưng là dòng dõi hoàng tộc nhà Hán, nhưng mối liên hệ họ hàng này đã quá lâu đời, khó ai có thể kiểm chứng độ xác thực.
Từ thời ông nội, gia cảnh của nhà họ Lưu bắt đầu sa sút. Tới đời cha của Lưu Bị, thực lực gia đình từ lâu đã chẳng bằng trước kia.
Gia cảnh khó khăn, và mồ côi cha sớm, Lưu Bị phải cùng mẹ làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống.
May mắn sau này Lưu Bị gặp được một vị quý nhân là Lưu Nguyên Khởi. Nhân vật này chính là người đã giúp Lưu Bị được bái danh sư Lư Thực làm thầy, hơn nữa còn có cơ hội kết giao với hậu duệ của một dòng họ danh gia vọng tộc là Công Tôn Toản. Lưu Bị cùng Công Tôn Toản và Lưu Đức Nhiên trở thành học trò của Lư Thực.
Tuy nhiên con trai Lưu Nguyên Khởi là Lưu Nhiên lại không ham thích việc học lắm, chỉ lo chăm chút vẻ ngoài nên Lưu Nguyên Khởi rất coi trong Lưu Bị.
Dù nhà nghèo nhưng danh tiếng là dòng dõi Hán thất, Lưu Bị vẫn kết giao được với những người có danh vọng như Công Tôn Toản, Lưu Đức Nhiên. Ảnh: Sohu
Khi ấy vợ của Nguyên Khởi hỏi: “Mỗi nhà mỗi cảnh, sao ta có thể mãi chu cấp cho nó!” Khởi đáp: “Đứa trẻ ấy có cùng họ với ta, thật là người phi thường vậy”.
Về thầy của Lưu Bị, Lư Thực vốn là một nhà giáo dục, nhà ch.ính tr.ị, nhà quân sự nổi danh vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Cũng nhờ bái danh sư họ Lư làm thầy, Lưu Bị đã được truyền thụ nhiều vốn liếng kiến thức đáng quý để làm hành trang trên con đường lập nghiệp.
Lưu Bị (161 – 223) hay còn gọi là Hán Chiêu Liệt Đế, là một vị thủ lĩnh ǫᴜâɴ ᴘʜɪệᴛ, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sohu
Trong Tam quốc diễn nghĩa các chi tiết về việc Lưu Nguyên Khởi chu cấp cho Lưu Bị trong việc học hành không được tái hiện rõ nét. Nhưng có thể nói nếu không có Lưu Nguyên Khởi thì Lưu Bị sẽ không có thể được học hành đến nơi đến chốn, không có kiến thức để lập nghiệp và đặc biệt là có không có cơ hội quen biết với Công Tôn Toản, người đã giúp ông bước những bước đầu tiên trên con đường gây dựng nghiệp bá thiên hạ.
Mặc dù có xuất phát điểm khác nhau một trời một vực, nhưng Công Tôn Toản luôn hết lòng giúp đỡ người bạn Lưu Bị.
Công Tôn Toản (? – 199), là tướng nhà Hán và ǫᴜâɴ ᴘʜɪệᴛ thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sohu
Cụ thể là hồi 2 của Tam quốc diễn nghĩa có đoạn viết: “Công Tôn Toản lại dâng biểu tâu công đáɴʜ ɢɪặᴄ trước của Huyền Đức và tiến cử làm quan Tư mã, lĩnh chức Huyện lệnh Bình Nguyên. Huyền Đức ở Bình Nguyên nhờ có lương tiền và quân mã nên có vẻ phong quan dễ chịu hơn trước”.
Do đó có thể nói, Công Tôn Toản chính là một quý nhân đã nâng đỡ Lưu Bị trong buổi đầu lập nghiệp, thậm chí còn đem tới cho ông cơ sở để khởi nghiệp từ mảnh đất Bình Nguyên nhỏ bé.
Cũng nhờ sự tiến cử của người đồng môn Công Tôn Toản, mà Lưu Bị mới có thể xem là chính thức bước lên con đường quan lộ.