Khi Gia Cát Lượng sắp qua đời, để phòng ngừa Ngụy Diên tạo ph.ản ông đã tìm đến nhân vật này. Tuy nhiên sau khi ᴅɪệᴛ được Ngụy Diên ông lại biến mất một cách thần bí khỏi những ghi chép của lịch sử.

Trong lịch sử thời Tam quốc, khi nhắc tới nhà Thục Hán thời kỳ đầu ai ai cũng biết tới Gia Cát Lượng cùng rất nhiều danh tướng, Ngũ Hổ thượng tướng danh chấn bốn phương, không ai địch lại.

Nhưng đến thời sau, khi Quan Vũ để mất Kinh Châu đã khởi đầu cho nhiều sự mất mát của Thục Hán, các vị mãnh tướng liên tiếp qua đời. Võ tướng còn lại ngoài Triệu Vân ra thì chỉ Ngụy Diên có khả năng chiến đấu giỏi nhất thời kỳ ấy.

Hơn thế nữa, còn có câu rằng “Thục trung vô đại tướng, Liêu Hóa làm tiên phong” để hình dung rằng Thục Hán đã hết tướng tài.

Ngụy Diên (177-234), tên tự là Văn Trường, là đại tướng nhà Thục Hán. Trong chiến dịch Bắc Ph.ạt của Gia Cát Lượng (228-234), ông từng làm đến chức Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thái thú, Nam Trịnh hầu (chỉ đứng sau Thừa tướng Gia Cát Lượng).

Ngụy Diên ban đầu làm tướng ở Kinh châu thời Lưu Biểu. Ông có sức khỏe, dũng mãnh hơn người và khéo quan tâm tới quân sĩ; được cấp dưới kính trọng nhưng bạn bè lại không ưa.

Khi Ngụy Diên đầu hàng, gặp Lưu Bị, Gia Cát Lượng muốn mượn cớ tr.ừ kh.ử họ Ngụy, nhưng tiếc rằng chúa công không đồng ý, nhờ đó Ngụy Diên mới có thể trở thành Nha môn tướng quân.

Ông được xem là vị tướng đứng ngay sau Ngũ Hổ thượng tướng, có chiến lực trác tuyệt, hiếm có ai địch lại được. Đến thời kỳ sau của Thục Hán, Ngụy Diên trở thành người đứng thứ hai trong quân đội nước Thục, địa vị chỉ đứng sau Gia Cát Lượng.

Dù rằng ban đầu khi mới đầu quân cho tập đoàn Lưu Bị, Gia Cát Lượng không hề coi trọng tính cách của Ngụy Diên, nhưng Lưu Bị vẫn cho Ngụy Diên một cơ hội để thể hiện bản thân.

Dĩ nhiên, mở đầu từ việc ᴛấɴ ᴄôɴɢ Tây Xuyên, Ngụy Diên nhiều lần lập được kỳ công, thực lực được mọi người công nhận. Về sau trong thời gian hơn 10 năm trấn thủ Hán Trung, Ngụy Diên cũng chưa từng làm Lưu Bị thất vọng, khiến Tào quân không dám tiến tới một bước.

Thế nhưng một người có thể xem là gần như vô địch dưới thời Thục Hán giai đoạn sau như Ngụy Diên song lại có phần kiêng dè một viên tướng trong đội quân của nước Thục, người đó chính là em họ của Mã Siêu – Mã Đại.

Hình ảnh nhân vật Mã Đại trên phim.

Mã Đại tự Bá Chiêm được Gia Cát Lượng tin tưởng, ông thường được giao những nhiệm vụ quan trọng trong các cuộc viễn chinh của nhà Thục.

Mã Đại lần đầu xuất hiện trước mọi người là vào lần Mã Đằng – cha của Mã Siêu được gọi vào Hứa Đô. Vì việc áᴍ sáᴛ Tào Tháo bị bại lộ, khiến cả nhà họ Mã bị liên lụy, duy chỉ có Mã Đại thông minh nên trốn thoát, báo tin cho Mã Siêu, nên anh em hai người mới thoát được một kiếp n.ạn.

Đối diện với bao vây lớp lớp của Tào quân lại có thể an toàn trốn thoát còn báo tin được cho Mã Siêu, cũng đủ để thấy tài năng, trí tuệ cùng thân thủ bất phàm của Mã Đại.

Còn Mã Siêu sau khi nghe tin cha bị ɢɪếᴛ, lập tức dẫn binh ph.ản Tào, bấy giờ Mã Đại cũng nhiều lần lập được công lớn. Về sau vì kế ly gián của Tào Tháo, nên hai người Mã Siêu, Mã Đại lại đầu quân cho Trương Lỗ ở Hán Trung, bị cử đi đ.ánh Hà Manh Quan.

Mã Đại và Ngụy Diên cũng nhờ lần đó mới có cơ hội đối chọi trực tiếp với nhau. Trong hồi thứ 65 của “Tam Quốc diễn nghĩa” kể rằng: “… Diên đuổi tới, bị Đại b.ắn cho một tên, trúng tay trái của Diên. Diên vội vã thúc ngựa quay về. Mã Đại đuổi theo đến phía trước quan ải”.

Từ đó có thể thấy, Mã Đại hoàn toàn áp chế được thế ᴛấɴ ᴄôɴɢ của Ngụy Diên, thậm chí còn một đường đuổi ɢɪếᴛ Ngụy Diên đến tận phía trước quan ải, phải đến khi Trương Phi ra tiếp ứng cho Ngụy Diên mới khiến cho Mã Đại lui bước.

Về sau, Mã Đại cũng đ.ánh với Trương Phi mấy hiệp, đến khi Mã Siêu đuổi tới thì giả vờ thua trận bỏ chạy, khiến một đám binh sĩ ngớ người. Cuối cùng phải nhờ đến m.ưu kế của Gia Cát Lượng, mới khiến hai người Mã Siêu, Mã Đại đồng ý theo hàng Lưu Bị.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim

Mã Đại từ một vị tướng đuổi theo ᴛʀᴜʏ sáᴛ Ngụy Diên nay lại thành mãnh tướng cùng Ngụy Diên kề vai sát cánh chiến đấu. Cũng bởi vì có xuất thân Tây Lương, hai anh em Mã Siêu, Mã Đại đều chỉ có chức danh chứ không có binh quyền.

Được Gia Cát Lượng dùng để chế áp và đ.ánh bại Ngụy Diên

Nhưng trong các lần Bắc ph.ạt, Mã Đại nhiều lần lập được công lớn, khiến cho Gia Cát Lượng hết lòng khen ngợi, cho nên khi Gia Cát Lượng sắp qua đời, để phòng ngừa Ngụy Diên tạo ph.ản ông đã tìm đến Mã Đại.

Trong lần giao chiến đầu tiên giữa Ngụy Diên và Mã Đại, Ngụy Diên bị Mã Đại b.ắn tên trúng tay. Lần cuối cùng gặp mặt, Ngụy Diên cũng bị Mã Đại ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ, có lẽ vị tướng ẩn giấu thực lực Mã Đại này của Thục Hán tồn tại là vì để đ.ánh thắng Ngụy Diên chăng?

Chi tiết Mã Đại ʜạ sáᴛ Ngụy Diên diễn ra trong hồi thứ 105 của Tam Quốc diễn nghĩa.

Khi ấy, Ngụy Diên có ᴍưᴜ đồ ʟàᴍ ʟᴏạɴ, cố tình chặn lại quân chủ lực của Thục Hán để ngăn cản kế hoạch rút quân. Dương Nghi bấy giờ liền mở ra túi gấm của Gia Cát Lượng, yêu cầu Ngụy Diên hô to 3 tiếng: “Ai dám ɢɪếᴛ ta?”.

Ngụy Diên lúc ấy cho rằng bản thân chính là đệ nhất mãnh tướng, không ai có thể làm đối thủ, vì vậy liền không ngần ngại mà hô lớn: “Ai dám ɢɪếᴛ ta?”. Nào ngờ vừa dứt câu, Mã Đại từ sau lưng đã đột nhiên lao tới, dùng một đᴀᴏ ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ Ngụy Diên.

Có ý kiến cho rằng, nếu như Mã Đại và Ngụy Diên giao đấu trực diện, vị tướng họ Mã vốn dĩ không thể là đối thủ của nhân vật này. Thế nhưng con người Mã Đại sở hữu tính cách quả quyết, ʜạ ᴛʜủ ᴛàɴ ɴʜẫɴ, quyết không dông dài, lại giỏi m.ưu kế, không bị bó buộc bởi những thứ như quy tắc hay nghĩa khí.

Điều đáng nói là, một viên mãnh tướng nhiều lần lập đại công như vậy về sau lại biến mất một cách thần bí khỏi những ghi chép của lịch sử.

Ghi chép cuối cùng có liên quan đến Mã Đại là Lưu Thiện ban cho ông chức tước và địa vị của Ngụy Diên. Ngay năm sau đó, Mã Đại đưa quân Bắc ph.ạt, bị Ngụy tướng là Ngưu Kim đ.ánh bại, tiếc h.ận rút lui, không còn tin tức gì nữa.

Có lẽ Mã Đại đã ᴄʜếᴛ dưới đ.ao của Ngưu Kim, cũng có thể Mã Siêu có liên quan với Dương Nghi nên đã bị tính sổ. Nhưng dù kết quả như thế nào, thì chúng ta cũng không thể quên một vị tướng như ông, vì suy cho cùng nếu không có ông, thì thế cục Tam quốc biến đổi như nào cũng không ai biết được.