Gia Cát Lượng là người thận trọng và chặt chẽ. Bất kỳ sử dụng vị tướng nào ông đều luôn tính toán và sắp xếp kế hoạch cẩn thận.

Bên cạnh nhóm Ngũ hổ tướng lẫy lừng, nhà Thục Hàn còn sở hữu trong tay không ít danh tướng kiệt xuất như Ngụy Diên, Khương Duy hay Vương Bình.

Điểm chung của 3 vị tướng này đều là bỏ Tào theo Lưu nhưng trong khi Khương Duy và Vương Bình đều được trọng dụng, thì Ngụy Diên lại luôn bị Gia Cát Lượng gạt sang một bên, dù ông là hàng tướng có thâm niên nhất.

Từ nhỏ Khương Duy đã đọc sách của Hán đại nho gia Trịnh Huyền nên chịu ảnh hưởng sâu sắc. Đó có lẽ là căn nguyên khiến ông “muốn lập công danh, tâm tồn Hán thất” và luôn nung nấu tư tưởng phục hưng nhà Hán, khôi phục Trung Nguyên sau này.

Lúc đầu làm quan Trung lang của Tào Ngụy; năm 228 giữ Thiên Thủy cùng Thái thú Mã Tuân, khi quân Thục Hán kéo đến, nhiều người muốn theo Hán, Mã Tuân nghi Khương Duy thay lòng đổi dạ nên bỏ trốn. Khương Duy đang dẫn quân ở ngoài hay tin quay về thì cổng thành đã đóng, chạy sang Dực Thành cũng bị từ chối, trong tình thế ng.uy nan buộc phải hàng Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng hàng phục được Khương Duy rất mừng, muốn dùng ông để đ.ánh Tào Ngụy nên đề nghị gia phong ngay làm Phụng Nghĩa tướng quân, Đương dương đình hầu khi đó Khương Duy mới 27 tuổi.

“Khương Duy truyện” chép: Gia Cát Lượng nói với Trưởng sử Trương Duệ, Tham quân Tưởng Uyển: “Khương Bá Ước trung thành, chăm chỉ, suy nghĩ thấu đáo, Lý Thiệu, Mã Lương cũng không sánh được, quả là kẻ sĩ đất Lương Châu”.

Lại khen “Khương Bá Ước có kiến thức về quân sự, lại gan dạ, hiểu đạo lý, được lòng binh sĩ. Người này có lòng với Hán thất, tài cán hơn người. Trước tiên để hắn huấn luyện 5, 6 ngàn quân tinh nhuệ, giao việc quân sự cho hắn, rồi dẫn về cung diện kiến Thiên tử”.

Từ đó có thể thấy, Khổng Minh sau khi quan sát xem xét kỹ Khương Duy, nhận thấy ông tài trí hơn người nên mới trọng dụng. “Khương Duy truyện” có chép lại việc sau khi đầu hàng, Gia Cát Lượng đã cùng ông đàm đạo suốt một đêm, gặp được người tài, mừng rỡ, đem lòng yêu mến, nhận làm học trò, truyền dạy binh thư…

Còn về Ngụy Diên đi theo Lưu Bị sau khi Quan Vũ chiếm được Trường Sa. Ông có sức khỏe, dũng mãnh hơn người và biết quan tâm đến quân sĩ, nên rất được cấp dưới kính trọng.

Tuy nhiên, Ngụy Diên lại không được lòng bạn bè hay các quan tướng cùng chướng, đặc biệt là Gia Cát Lượng. Công bằng mà nói, Gia Cát Lượng rất nhìn nhận tài năng của Ngụy Diên, hay đề bạt, giúp ông có một địa vị nhất định trong quân đội Thục Hán.

Ngụy Diện được Lưu Bị hoàn toàn tin tương nhưng Gia Cát Lượng thì không. Quân sự hàng đầu nước Thục thậm chí còn luôn hạn chế tầm ảnh hưởng và gạt bỏ những kế sách của Ngụy Diên.

Có người cho rằng do Ngụy Diên đã ɢɪếᴛ chủ cũ là Hàn Huyền, mang thành Trường Sa dâng cho Quan Vũ để đi theo Lưu Bị, nên bị Gia Cát Lượng coi là ph.ản phúc.

Trên thực tế, Ngụy Diên là người rất trung thành, dũng cảm và những phẩm chất đó được không chỉ Lưu Bị mà cả Gia Cát Lượng quý mến.

Vậy tại sao Gia Cát Lượng lại có thể trọng dụng hàng tướng Khương Duy hay Vương Bình nhưng lại không tin tưởng Ngụy Diên?

Gia Cát Lượng là người thận trọng và chặt chẽ. Bất kỳ sử dụng vị tướng nào ông đều luôn tính toán và sắp xếp kế hoạch cẩn thận. Khương Duy và Vương Bình lại luôn nghiêm túc chấp hành chỉ thị, không chút ý kiến dị nghị, điều này khiến Gia Cát Lượng luôn cảm thấy yên tâm khi đ.ánh trận.

Ngụy Diên thì ngược lại, dù ông không bao giờ kháng lại mệnh lệnh của Gia Cát Lượng nhưng trong lòng luôn bất phục. Ngụy Diên thậm chí còn cho rằng Gia Cát Lượng hành sự thận trọng đến mức nhút nhát.

Ví như kỳ mưu “Tý Ngọ Cốc” của Ngụy Diên, tuy được các nhà sử học sau này đ.ánh giá rất cao nhưng lại quá ᴍạᴏ ʜɪểᴍ, nếu bại chắc chắn sẽ đẩy nhà Thục đến bờ vực ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ.

Một người thận trọng như Gia Cát Lượng một khi không chắc chắn sẽ không làm, nhất là nếu thất bại sẽ gây ra hậu quả lớn.

Gia Cát Lượng cho rằng suy nghĩ của Ngụy Diên quá ᴍạᴏ ʜɪểᴍ và cảm tính, do đó ông không thể an tâm giao trọng trách và luôn gạt bỏ những đề xuất của Ngụy Diên.

Bên cạnh đó, một người nhìn xa trông rộng như Gia Cát Lượng hiểu rằng sau khi ông qua đời, Ngụy Diên với tầm ảnh hưởng của mình chắc chắn sẽ không ai chế ngự được. Do đó kể tử sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng luôn gạt bỏ Ngụy Diên khỏi các chiến dịch quân sự để giảm tầm ảnh hưởng danh tướng này trong quân đội.